Vài nét về tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 35)

Huyện Ninh Giang nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Hải Dương, là huyện có số đơn vị hành chính lớn nhất trong toàn huyện với 28 xã, thị trấn. Phía Tây Bắc, Bắc và Đơng Bắc tiếp giáp với các huyện Thanh Miện, Gia lộc và Tứ kỳ của tỉnh Hải Dương; Phía Đơng Nam và Tây Nam tiếp giáp và chung dịng sơng Luộc với huyện Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng và huyện Quỳnh Phụ thuộc tỉnh Thái Bình. Địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất nơng nghiệp phì nhiêu do bồi đắp của vùng Châu thổ sông Hồng .

Trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, với vị trí thuận lợi, truyền thống thương mại lâu đời Ninh Giang đã trở thành một trong những trung tâm cấp huyện phát triển kinh tế của Miền Bắc. Bên cạnh vựa lúa Thái Bình, Ninh Giang đã nổi bật các cơ sở sản suất và chế biến nông sản khác…như hợp tác

34

xã Đại Xuân, Hiệp lực...là nơi được đón Hồ Chủ Tịch về thăm, chỉ đạo và động viên phong trào.

Huyện Ninh Giang gồm có 28 đơn vị xã, thị trấn.

Về cơ cấu kinh tế Ninh Giang còn chậm chuyển đổi hơn so với cả nước, song do xuất phát điểm của huyện Ninh Giang thấp nên tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với trung bình tồn tỉnh. Nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân trong huyện là từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, với tinh thần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV và Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Ninh Giang lần thứ XXII, trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010 là:

+ Phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với định hướng phát triển chung của cả nước, của tỉnh Hải Dương và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với trọng tâm là phát triển công nghiệp và du lịch – dịch vụ, kết hợp phát triển tồn diện nơng nghiệp và ni trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn;

+ Phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người, khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, tài nguyên du lịch, …), phát triển kinh tế theo hướng hình thành các sản phẩm mũi nhọn phù hợp với nhu cầu thị trường và phát huy tối đa lợi thế của huyện. Chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng để phát triển nhanh lĩnh vực du lịch kết hợp với điều dưỡng. Có biện pháp hữu hiệu thu hút các nguồn lực bên ngồi đầu tư mở rộng sản suất cơng nghiệp, đặc biệt chú trọng việc hình thành các cụm cơng nghiệp tập trung, tạo đà cho phát triển.

+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng đẩy mạnh thâm canh, xoá chế độ độc canh cây lúa, tăng tỉ trọng nuôi trồng thuỷ sản; các sản phẩm vật liệu xây dựng, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ

35

nguyên liệu nông lâm thuỷ sản; đẩy nhanh các hoạt động dịch vụ công cộng và phát triển các dịch vụ nông nghiệp nông thôn, tạo thêm việc làm; hình thành một số cụm cơng nghiệp chế biến – dịch vụ tập trung, đa ngành hoặc đơn ngành để thu hút đầu tư có hiệu quả và bảo vệ mơi trường.

+ Phát huy tối đa các nguồn lực của huyện đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và của Tỉnh, đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội (Giao thơng, thuỷ lợi, bưu chính viễn thơng, điện, nước, bệnh viện, trường học, hệ thống thuỷ nông…)

+ Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hố xã hội, mơi trường. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện giảm nghèo, khắc phục các tệ nạn xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân, tăng cường an ninh – quốc phòng xã hội và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 35)