Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trƣờng THCS

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)

trƣờng THCS

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho HS trong các trường THCS là trách nhiệm của toàn xã hội, các tổ chức và của mọi người. Do đó việc nâng cao nhận thức cho mọi người mà lực lượng là CB, Đảng viên, đội ngũ quản lý

28

giáo dục của nhà trường. Đây là điều kiện đầu tiên để tạo ra sự thống nhất trong hành động của toàn xã hội.

Tổ chức bộ máy quản lý thống nhất trong toàn ngành về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Thống nhất nhận thức về hệ thống giá trị đạo đức, tư tưởng chính trị về trách nhiệm tự giáo dục và tham gia vào giáo dục là điều kiện đầu tiên tạo ra thống nhất trong hành động của toàn xã hội.

Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS phong phú đa dạng phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi cho HS THCS.Tiến hành giáo dục đạo đức cho HS thông qua việc giảng dạy các môn học đặc biệt các mơn học có nhiều thuận lợi như: môn khoa học xã hội, môn giáo dục công dân… và các môn khoa học tự nhiên khác. Xây dựng chương trình, tổ chức hoạt động giáo dục NGLL, các hoạt động tham quan ngoại khóa.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và tạo điều kiện về vật chất để các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đặc biệt là cơng tác đồn đội hoạt động có hiệu quả.

- Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ GV cũng là biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện nói chung và chất lượng đạo đức nói riêng .

- Tăng cường vai trò của đội ngũ GVCN để quản lí tập thể học sinh của lớp mình thực hiện tốt các kế hoạch của nhà trường, lớp và các tổ chức đồn thể trong q trình giáo dục đạo đức học sinh.

- Xây dựng cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất trong toàn huyện về quản lý hoạt động GDĐĐ. Trước hết cần có một bộ phận quản lý và chỉ đạo hoạt động GDĐĐ thống nhất từ trung ương đến cơ sở dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền . Xác định rõ mục đích, nội dung, chức năng quản lý giáo dục đạo đức cho các bộ phận trong nhà trường .

- Củng cố tăng cường việc quản lý ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với việc quản lý của nhà trường và các đoàn thể trong việc quản lý hoạt

29

động GDĐĐ cho mọi người. Làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục, lôi kéo các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức cho HS .

- Xây dựng các nề nếp tự quản của các chi đội tạo phong trào thi đua trong học tập.

- Thực hiện nghiêm túc những nội quy của nhà trường, tăng cường hoạt động quản lý xã hội là biện pháp trực tiếp góp phần vào việc GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho toàn xã hội.

* Trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thường sử dụng một số phương pháp cụ thể như:

- Phương pháp hành chính - pháp luật : là phương pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc như nghị định, nghị quyết, văn bản quy chế, qui định, nội quy…..Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần chú ý, nếu lạm dụng nó thì sẽ dẫn đến tình trạng quan liêu, mệnh lệnh.

- Các phương pháp kinh tế : đây là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và các đòn bẩy kinh tế để làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thể hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thể quản lý.

Những phương pháp kinh tế mà nhà trường thường áp dụng như : cộng điểm rèn luyện, khuyến khích thưởng, phạt khi có hành vi tốt hoặc xấu .

- Các phương pháp giáo dục- tâm lí : đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục làm cho con người hiểu rõ đúng, sai, phải, trái, tốt, xấu…để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và gắn bó với tổ chức góp phần quyết định đến sự thành công trong công tác.

Tuy nhiên mỗi một phương pháp đều có mặt mạnh và mặt hạn chế của nó, tuỳ theo từng trường hợp mà ta có thể sử dụng một cách hợp lý các phương pháp để đảm bảo được nội dung giáo dục có hiệu quả cao.

30

1.4.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THCS

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)