- Về chất lượng đào tạo
6 Tổ chức nề nếp sinh hoạt Đội 15 2%
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường về vai trò của việc giáo dục đạo đức cho
cơng nhân viên trong nhà trường về vai trị của việc giáo dục đạo đức cho học sinh
* Mục tiêu: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để
giáo dục đạo đức cho học sinh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục toàn diện của nhà trường và đặc biệt là quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CB quản lý, GV,công nhân viên, các đoàn thể trong nhà trường ( Cơng đồn, Đồn TNCS HCM, Đội TNTP HCM, và các tổ chức xã hội ) làm cho họ người thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác giáo dục đạo đức cho HS ở từng gia đình, địa phương, của đất nước trong việc phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhận thức được trách nhiệm của mọi người và của cả xã hội trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh nhằm đạt được sự nhất quán trong nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện và cách thức huy động tiềm năng của xã hội thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời làm cho học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của việc chủ động rèn luyện đạo đức để thống nhất các hoạt động giáo dục.
75
* Nội dung
Đối với cán bộ quản lí phải lắm được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cụ thể là các quy định, quy chế của Bộ giáo dục đào tạo, Sở giáo dục đào tạo và Phòng giáo dục về hoạt động giáo dục đạo đức.
Đối với Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM phải thấm nhuần mọi chủ trương của Đảng, chính quyền, đồn thể để có định hướng hoạt động của các đoàn viên, đội viên trong nhà trường.
Đối với GV, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phải nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua từng tiết lên lớp, từng bài giảng, các giờ sinh hoạt cuối tuần, và các buổi sinh hoạt tập thể, qua lối sống mẫu mực của nhà giáo dục, thực sự là “tấm gương về đạo đức, tự họcvà sự sáng tạo” để HS noi theo.
Đối với học sinh yêu cầu phải có tinh thần trách nhiệm tu dưỡng rèn luyện đạo đức , tác phong, ý thức trách nhiệm trong việc học tập và các hoạt động tập thể góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.
* Cách thức tiến hành.
Tổ chức các cuộc hội thảo về giáo dục đạo đức, quản lý GDĐĐ cho HS, để mọi người có cơ hội cùng nhau trao đổi và hiểu biết hơn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS . Ban hành các văn bản có liên quan đến cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh và gửi cho các đơn vị, cá nhân tham khảo…
Tuyên truyền vận động thực hiện có hiệu quả qua các phong trào thi đua như “ Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Mỗi một thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo” cho HS noi theo”.
Thông qua các buổi sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn do chi bộ Đảng, tổ chức Đoàn thể phát động nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
76
Tổ chức các cuộc hội thảo bàn về đạo đức, giáo dục đạo đức học sinh cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường để nghe phản ánh, hiểu về tâm tư nguyện vọng của các em và ý kiến của các lực lượng tham gia công tác giáo dục để từ đó điều chỉnh các hoạt động giáo dục đạo đức, các biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp với nhận thức, suy nghĩ và hành động hoàn cảnh thực tiển của nhà trường hiện nay.
* Điều kiện thực hiện
Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, tập trung dân chủ và kỷ luật cao để cùng nhau thực hiện đưa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao.
* Tiêu chí đánh giá:
Khi đã nâng cao nhận thức , ý thức trách nhiệm của đội ngũ quản lý, cán bộ giáo viên và các tổ chức đồn thể thì hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ được thực hiện với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao giúp cho công tác quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành đồng bộ và hiệu quả.