Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường THCS

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 27)

trường THCS

Để quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả thì cần phải thực hiện tốt các chức năng sau:

- Kế hoạch hoá quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh: Là đưa hoạt động GDĐ Đ học sinh vào kế hoạch với mục tiêu biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể với các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho học sinh. Để làm được việc đó người lãnh đạo phải nắm bắt được tình hình, xác định rõ các mục tiêu cần đạt tới , lập chương trình hành động , lựa chọn các phương pháp và biện pháp thực hiện ; xác định các điều kiện tiến hành thơng qua tập thể và trình duyệt , điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch. Kết quả của khâu kế hoạch hoá quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh phải đạt được sự

27

thống nhất cao trong tập thể sư phạm nhà trường về bản kế hoạch năm học công tác giáo dục đạo đức cho học sinh .

- Tổ chức thực hiện: Là giai đoạn thực hiện hoá những ý tưởng đã được kế hoạch hoá ; là sự sắp đặt những con đường, những công việc một cách khoa học giữa các bộ phận để tạo ra tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần. Người lãnh đạo phải thông báo kế hoạch GDĐĐ cho học sinh đến từng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh để các thành viên trong nhà trường tự giác chấp hành kế hoạch và hoạt động theo kế hoạch , xác định cơ cấu bộ máy, bố trí các bộ phận và cá nhân cho đúng người đúng việc, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho từng thành viên để tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ thống nhất hoạt động của bộ máy nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

- Chỉ đạo thực hiện: Là chức năng thể hiện năng lực của người lãnh đạo sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức người lãnh đạo phải điều khiển hệ thống để hoạt động theo mục tiêu đã đề ra. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy tiềm năng của họ hướng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động GDĐĐ cho học sinh diễn ra theo đúng yêu cầu.

- Kiểm tra, đánh giá: Đây là chức năng xuyên suốt quá trình quản lý. Nội dung kiểm tra gồm: đánh giá tiến độ, tốc độ, nhịp độ của quá trình giáo dục đạo đức học sinh so với kế hoạch đã đề ra , xác định chính xác mức độ đã đạt được so với mục tiêu đã đề ra, phát hiện những lệch lạc sai sót và những nguyên nhân để từ đó rút kinh nghiệm và tìm cách giải quyết.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)