- Về chất lượng đào tạo
6 Tổ chức nề nếp sinh hoạt Đội 15 2%
3.2.6 Phối hợp chặt chẽ các lực lượng gia đình nhà trường và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
hội trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
*Mục tiêu
Muốn giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả cần có sự kết hợp sức mạnh giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xun với gia đình, địa phương thơng qua các các đợt họp phụ huynh học sinh, các hoạt động tập thể. Từ đó có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của gia đình, xã hội trong cơng tác giáo dục đạo đức học sinh.
Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường khơng chỉ biểu hiện ở một công đoạn cụ thể nhất định mà được đan xen, hoà quyện và diễn ra trong toàn bộ quá trình hoạt động tạo điều kiện, động lực thúc đẩy công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao nhất.
Để giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả thì vai trị của GVCN lớp rất quan trọng để xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thực hiện tốt các nội quy của nhà
91
trường, quy định của lớp và kế hoạch học tập cá nhân, tham gia các phong trào học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, ý thức để trở thành những đội viên tốt, học sinh ngoan.
*Nội dung
Dạy dỗ con cái là trách nhiệm thiêng liêng và cao cả của cha mẹ. Nhưng trước nền kinh tế thị trường hiện nay, cha mẹ HS đôi khi không thể dồn hết công sức, thời gian chăm lo giáo dục con cái, có gia đình gần như phó mặc cho nhà trường. Vì vậy, nhà trường ln giúp cha mẹ HS nhận thức đúng về quá trình biến đổi, phát triển sinh, tâm lý và ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với HS để gia đình biết cách chủ động tìm cách phối hợp giáo dục .
Trong công ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc, điều 18 ghi rõ:“ Gia đình có trách nhiệm hàng đầu đối với việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em từ lúc tuổi thơ cho đến khi trưởng thành, giáo dục văn hoá và những giá trị, tiêu chuẩn xã hội cho trẻ em được bắt đầu từ trong gia đình. Để phát triển tồn diện và hài hồ tính cách của mình, trẻ em cần phải lớn lên trong một môi trường gia đình, trong một bầu khơng khí hạnh phúc, u thương, thông cảm”.
Hơn thế nữa trong thời gian học tập ở trường các em học sinh đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các thầy cơ chủ nhiệm bởi vì giáo viên chủ nhiệm là người theo sát từng bước phát triển của mỗi học sinh và của cả tập thể lớp để kịp thời điều chỉnh, uốn ắn những lệch lạc động viên khích lệ một cách khách quan các hoạt động của học sinh, theo sát nhắc nhở và đánh giá đúng mức, khách quan có tính giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh., từng kiểu loại hình giáo dục, liên kết với tổ chức đồn đội, giáo viên bộ môn, hội cha mẹ học sinh để thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ nhằm đưa ra các biện pháp giáo dục một cách hiệu quả.
Hoạt động giáo dục ln gắn liền với những biến đối chính trị, kinh tế , văn hố , xã hội nhưng tất cả những biến đổi này để được học sinh tiếp nhận thông qua những kinh nghiệm sống và khả năng nhận thức của họ.Do đó để
92
sự tiếp nhận của học sinh được dễ dàng hơn, đạt tới mục đích của định hướng giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm lớp với tư cách là người hướng dẫn, cố vấn phải hiểu rõ những định hướng quan trọng đối với từng bước đi của xã hội, đặc biệt là những quan điểm phát triển giáo dục trong từng giai đoạn lịch sử để từ đó soi sáng vào những hoạt động cụ thể của nhà trường, của lớp học, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục do mình phụ trách một cách phù hợp và có hiệu quả.
Bên cạnh phối hợp giáo dục của gia đình, việc tăng cường phối hợp với các tổ chức xã hội nhằm phát huy tiềm năng xã hội hoá trong việc giáo dục đạo đức. Phần lớn thời gian HS sinh hoạt tại nhà và nơi cộng đồng cư trú. Nếu chỉ chú ý giáo dục đạo đức trong nhà trường thì chưa đủ ảnh hưởng đến việc hồn thiện nhân cách đạo đức cho HS. Cần chú trọng giáo dục việc giữ gìn thuần phong mĩ tục, bảo vệ mơi trường của cộng đồng cho HS, tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán, giáo dục HS tôn trọng pháp luật, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ nghĩa với thầy cô, thân ái với bạn bè.
Hồ Chủ Tịch đã từng dặn : “Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”
* Tổ chức thực hiện
Để giáo dục nhà trường kết hợp chặt chẽ với gia đình thì việc xây dựng ban đại diện cha mẹ HS vững mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định trường phải phát hiện và tham mưu để tìm được những người nhiệt tình, tích cực, có uy tín vào ban đại diện trường, ban đại diện lớp.
Tổ chức Ban đại diện cha mẹ HS trường, lớp cần duy trì sinh hoạt đều đặn. Ban đại diện trường thiết lập mối quan hệ thường xuyên với ban đại diện lớp, khối để kịp thời đánh giá được kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của HS.
Thành lập hội đồng GVCN, tổ chức họp đầu năm để thống nhất và đề ra các biện pháp quản lý đạo đức học sinh có hiệu quả, các tiêu chí bình xét
93
thi đua của tập thể và các nhân có thành tích cao trong học tập. Đặc biệt là các biện pháp để xử lý học sinh vi phạm nội quy, ý thức kém trong nhà trường.
Hằng năm, ngồi các kì họp vào đầu, giữa, cuối năm học, nhà trường nên tổ chức các buổi hội thảo theo từng chuyên đề như “ Dạy con nên người” giữa những cha mẹ có phương pháp dạy con tốt với những gia đình chưa có kết quả trong việc giáo dục con cái, qua đó nhà trường trang bị cho cha mẹ HS có những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm ra cách giáo dục con em mình.
Hàng tháng, Ban giám hiệu nên họp với Ban đại diện cha mẹ HS trường, GV chủ nhiệm họp với Ban đại diện cha mẹ HS lớp để cùng nhau bàn bạc, giải quyết một số vấn đề cụ thể như:
- Cung cấp thơng tin về HS khi ở gia đình và quan hệ bạn bè ngoài xã hội.
- Cùng thống nhất với GVCN, Ban giám hiệu nhà trường tìm ra những biện pháp phù hợp để giáo dục HS .
- Giúp đỡ nhà trường trong mọi hoạt động của lớp, trường, góp phần xây dựng tập thể lớp, trường.
Mọi ứng xử của HS ở gia đình chưa hợp với chuẩn mực phải được thông báo với GVCN để kịp thời uốn nắn. Ngược lại, mọi thiếu sót của HS như chưa chấp hành nội quy, kỉ luật của nhà trường cũng phải được thơng báo đầy đủ với gia đình để nhắc nhở động viên con em mình thực hiện.
Đối với HS, gia đình rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách. Do vậy, giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường phải gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thay thế cho nhau. Nhưng rõ ràng, nhà trường phải giữ vai trò chủ động giúp cha mẹ HS xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch .
Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ tự học của HS và thăm PHHS : từ đầu năm học, HS đăng kí với GVCN thời gian biểu tự học ở nhà, GVCN kiểm tra việc thực hiện góc học tập, thời gian tự học và mơn học đã đăng kí -
94
qua đó kết hợp với cha mẹ HS giải quyết các vấn đề liên quan đến mặt rèn luyện hạnh kiểm của HS.
- Tổ chức hội thảo về công tác GDĐĐ cho HS, trao đổi kinh nghiệm giáo dục quản lí HS giữa GVCN, đại diện tổ dân phố, khu phố mời hội cựu chiến binh, CB cách mạng lão thành sinh hoạt tuyên truyền vào các ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/ 12, ngày thành lập Đảng 3/2, Đoàn 26/3, ngày sinh Bác Hồ 19/5….
Liên kết với cơ quan đơn vị có điều kiện đỡ đầu hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài…, động viên giúp đỡ HS có khó khăn về kinh tế, có nguy cơ bỏ học, xây dựng quỹ thưởng HS có thành tích xuất sắc.
*Điều kiện thực hiện
Mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội có ý nghĩa là môi trường sống - môi trường giáo dục suốt đời đối với HS. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường. Trong đó nhà trường giữ vai trò trọng yếu - thường xuyên chặt chẽ sẽ có hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS.
Giáo dục gia đình có vai trị riêng của nó mà giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội không thể thay thế được. Giáo dục gia đình sở dĩ có sức mạnh riêng khơng chỉ vì huyết thống, vì gia phong ,vì gia pháp mà chính là sợi dây tình cảm, sự hy sinh, sự chịu đựng, sự bao dung của cha mẹ là thế mạnh để giáo dục đạo đức cho HS.
Có thể khẳng định rằng tác động của gia đình rất to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng của cha mẹ có tính chất quyết định trong việc định hướng giá trị đạo đức xã hội cho con em. GV chủ nhiệm biết làm cho họ có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm phối hợp giữa gia đình và nhà trường, cần phản ánh thường xuyên, trung thực về con em mình, tạo điều kiện thích đáng cho con em mình học tập, rèn luyện, dành thời gian chăm lo, kiểm tra để nắm bắt những thay đổi đột biến ở trẻ. Bên cạnh đó, là phải tơn trọng thầy cơ, giữ
95
uy tín cho thầy cơ theo truyền thống tốt đẹp“Tôn sư trọng đạo” hay “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Xây dựng kênh thông tin thường xuyên giữa nhà trường và gia đình để kịp thời thơng báo cho nhau kết quả học tập, rèn luyện của HS qua sổ liên lạc, phiếu báo điểm nhằm động viên, khích lệ những mặt tích cực đồng thời, kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc về ý thức, hành vi của HS.
Nếu chỉ trông chờ nhà trường trong việc GDĐĐ cho HS thì thật là khó có kết quả, nhưng nhà trường hồn tồn có khả năng tác động đến HS phát huy hết những thuận lợi của mỗi gia đình có thể mang lại và tự nhận thức dần những hạn chế của gia đình mình để HS tìm gia cách ứng xử phù hợp. Nhà trường cần lôi cuốn được gia đình cùng tham gia hỗ trợ con cái phát huy tính cách lành mạnh, có kinh nghiệm dạy con nên người ngắn lợi ích của gia đình với lợi ích do sự tiến bộ của con cái, cố gắng nhất quán những biện pháp giáo dục cùng tác động đến HS.
Nhà trường phối hợp với UBND phường, Hội đồng giáo dục phường tổ chức cho HS thực hiện tốt việc phịng chống ma t, các chất kích thích, thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, xây dựng mơi trường văn hố tại địa phương.
Phải được sự thống nhất cao trong tập thể sư phạm nhà trường cùng chung tay giáo dục đạo đức học sinh. Đặc biệt GVCN các lớp cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm để xây dựng và quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Nhà trường chỉ đạo đội ngũ GVCN để quán triệt cho học sinh nắm vững các chủ trương, đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, nhà nước trên cơ sở đó để vận dụng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.
*Tiêu chí đánh giá
Căn cứ vào kết quả xếp loại học lực- hạnh kiểm làm cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của học sinh. Mặt khác căn cứ vào ý thức học tập, việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường, lớp học và việc tham gia vào các phong trào do nhà trường và các đoàn thể tổ chức.
96
3.2.7.Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh thông qua xây dựng mơi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực
Xây dựng mơi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực có vai trị quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
*Mục tiêu
Giáo dục đạo đức học sinh theo định hướng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là phát huy triệt để tính thân thiện, tích cực trong việc dạy và học , áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong mơi trường học tập thân thiện , nhằm phát huy tối đa phương thức hoạt động hoá việc học tập của học sinh trong các nhà trường phổ thông hiện nay.
Huy động sức mạnh tổng hợp của lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách hiệu quả
* Nội dung
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, xây dựng mơi trường sư phạm lành mạnh, an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và chính là sự cụ thể hố của u cầu “Dạy tốt -Học tốt” trong giai đoan hiện nay. Việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh theo định hướng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần thực hiện thắng lợi phong trào thi đua”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng.
-Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
-Dạy và học có hiệu quả , phù hợp với đặc điểm và lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
97
-Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh.
-Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hố cách mạng ở địa phương.
-Trường học thân thiện với địa phương có nội dung là thu hút 100% trẻ em của địa phương đi học và thực hiện tốt phổ cập giáo dục tiểu học, THCS.
-Nhà trường phấn đấu trở thành trung tâm văn hoá, giáo dục ở địa phương, học sinh gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường, địa phương tham gia xây dựng nhà trường phát triển. Mỗi trường học là một đơn vị chăm sóc cơng trình văn hố, lịch sử ở địa phương, giữ gìn đường phố, ngõ xóm sạch sẽ.
-Trường học thân thiện với tập thể sư phạm là trường học thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai minh bạch trong quan hệ tài chính, mọi người thực sự tôn trọng lẫn nhau.
-Trường học thân thiện với học sinh là trường trường học thực hiện phương trâm là” Tất cả vì học sinh thân u” trong đó các thầy cơ giáo phải thể hiện sự qua tâm chăm sóc học sinh, nhất là các em có hồn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt, chú trọng phát huy tính tích cực tự giác , tính tích cực học tập của học sinh. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinhthích ứng với cuộc sống xã hội đang từng ngày thay đổi.
* Cách thức thực hiện
Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh theo định hướng xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác dạy và học trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh theo hướng xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực( theo kế hoạch ở trên triển khai xuống và cụ thể hoá kế hoạch của