Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THCS

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

- Yếu tố giáo dục nhà trường

Hiện nay mục tiêu giáo dục của nhà trường chủ yếu chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của thầy và trò, chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục đạo đức của học sinh thông qua việc dạy kiến thức văn hố để hình thành cho các em thế giới quan, nhân sinh quan và những thói quen đạo đức phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Do đó việc phát huy vai trò của nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức cho HS. Với những định hướng mục tiêu giáo dục đạo đức theo những chuẩn mực giá trị tiến bộ, đúng đắn, với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt với một đội ngũ CB, GV, GV chủ nhiệm được đào tạo cơ bản, có đầy đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố có tính quyết định đến hoạt động giáo dục đạo đức cho HS .

- Yếu tố giáo dục gia đình

Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình cũng tác động tới người học thông qua hoàn cảnh, nề nếp, truyền thống mối quan hệ giữa gia đình với cộng đồng xã hội. Mỗi một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có nề nếp, có sự giáo dục tốt thì đứa trẻ sẽ trở lên ngoan ngoãn, hiền lành. Đặc trưng nổi bật nhất của lứa tuổi này là sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tâm lý. Để định hướng cho sự phát triển nhân cách của học sinh, các thầy cô giáo, phụ huynh và những người xung quanh cần đi sâu vào thế giới nội tâm của các em, hiểu rõ tâm tư tình cảm để tìm ra giải pháp giáo dục đúng đắn nhằm thoả mãn nhu cầu, nguyện vọng của các em, góp phần phát triển mạnh mẽ sự hình thành và phát triển nhân cách một các tồn diện.

31

Gia đình với những mối quan hệ mật thiết, là nơi nuôi dưỡng các em từ bé đến lúc trưởng thành. Nếu ví tâm hồn HS như những trang giấy trắng thì gia đình là người ghi những nét đầu tiên trên trang giấy trắng đó. Là cội nguồn của mọi nguồn hình thành nhân cách HS. “Nền nếp gia phong”, “nếp nhà “là những điều rất quan trọng mà người xưa đã từng nói về giáo dục gia đình. Trong thực tế rất hiếm có một gia đình mà trong đó ơng, bà, cha, mẹ và người lớn gương mẫu, sống có văn hố, có đạo đức mà con cái lại hư hỏng. Mặt khác, đối với HS THCS, ngoài thời gian học tập trên lớp, thời gian còn lại chủ yếu các em sẽ ở nhà, vì vậy, sau nhà trường, giáo dục gia đình có vai trị ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức cho HS .

- Yếu tố giáo dục xã hội

Trong điều kiện hiện nay do có sự thay đổi của nền kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp đến từng gia đình làm phát sinh và gây nên khơng ít khó khăn trong việc giáo dục con cái. Có những gia đình đã bất chấp mọi thủ đoạn để kiếm lờ bằng đồng tiền bất chính như bn bán ma tuý, cờ bạc, mại dâm đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến con cái hay chính những em đó đã bị ngấm trong mơi trường thiếu văn hố, đã dần dần tự đánh mất nhân cách của chính mình với lối sống tự do, bng thả. Do đó nếu các em được sống trong một môi trường xã hội trong sạch, một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh, một mơi trường ít những tệ nạn xã hội thì chắc chắn hoạt động giáo dục đạo đức cho HS sẽ có nhiều thuận lợi .

32

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thcs trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)