Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 104 - 119)

a) Đối với Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước trung ương về GD&ĐT

- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống về lý luận huy động nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, làm cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục và phát triển các loại hình giáo dục.

- Bổ sung ban hành quy định cơ chế hoạt động của Hội đồng giáo dục, phương thức và chủ thể trách nhiệm chính trong tổ chức của các lực lượng tham gia Hội đồng giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 94

b) Đối với Bộ Tài Chính

-Tiếp tục hướng dẫn sử dụng kinh phí từ huy động các nguồn lực xã hội, các hoạt động thanh quyết toán, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dành cho đề án.

- Tham gia giám sát, đánh giá kết quả thực hiện việc huy động nguồn lực trong phát triển GDPT.

c) Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh

- Phê duyệt Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó có nội dung về huy động nguồn lực trong phát triển GDPT do Sở GD&ĐT đề xuất làm định hướng lâu dài, làm cơ sở đề ngành GD&ĐT, các ngành chức năng chủ động tham mưu triển khai nhiệm vụ GD&ĐT có tầm nhìn và hiệu quả.

- Đưa công tác phát triển GD&ĐT là một bộ phận trong Đề án “Phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái của tỉnh.

- Chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện thuận lợi và sớm nhất cho việc giải phóng mặt bằng các cơ sở chưa giải phóng được mặt bằng, để các cơ sở giáo dục sớm triển khai các bước tiếp theo của dự án. Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập theo nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.

- Đầu tư kinh phí xây dựng cơ bản hàng năm tăng cho các trường học để đẩy nhanh tốc độ kiên cố hoá trường lớp và xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học. Đầu tư xây dựng các trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên mới thành lập tạo điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện dạy học góp phần quan tâm đối tượng xã hội có mức thu nhập thấp, người nghèo được đi học và có điều kiện học tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 95

- Định kỳ thông báo các kết quả đạt được ở mỗi đơn vị, địa phương trong công tác huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm khích lệ, biểu dương các tổ chức, cá nhân tham gia công tác này cũng như làm gương cho các đơn vị, địa phương khác noi theo.

- HĐND tỉnh tăng cường các hoạt động giám sát của Ban Văn hóa- Xã hội HĐND đối với công tác chỉ đạo, quản lý và sử dụng các nguồn lực xã hội của ngành GD&ĐT các cấp trong GDPT.

d) Đối với Sở GD&ĐT

Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các thành phố, huyện trong việc thực hiện công tác huy động các nguồn lực xã hội cho GDPT, cụ thể là:

-Thực hiện công tác tuyên truyền đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực xã hội phát triển GDPT.

-Chủ động tham mưu đề xuất tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển GDPT. Đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập về GD&ĐT.

-Phối hợp với các sở, ngành hàng năm xây dựng danh mục chỉ tiêu và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cho GDPT trình UBND tỉnh phê duyệt.

-Thực hiện quản lý Nhà nước về công tác GDPT như: Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả định kỳ báo cáo với tỉnh.

e) Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành tổng hợp báo cáo UBND tỉnh phê duyệt và công bố công khai danh mục và địa điểm đầu tư các dự án xây dựng trường phổ thông để kêu gọi đầu tư.

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành xây dựng các văn bản, cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư (bao gồm cả đầu tư trong nước và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 96

nước ngoài) trong lĩnh vực GD&ĐT; chính sách thuê đất với giá ưu đãi cho các cơ sở GDPT ngoài công lập, chính sách miễn giảm các loại thuế, chính sách huy động vốn và góp vốn đầu tư.

f) Đối với Sở Tài chính

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng các văn bản, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho GDPT; chính sách thuê đất với giá ưu đãi cho các cơ sở GDPT ngoài công lập, chính sách miễn giảm các loại thuế, chính sách huy động vốn và góp vốn đầu tư.

- Hướng dẫn việc thực hiện công tác tài chính và xử lý tài sản của các cơ sở giáo dục khi chuyển đổi mô hình hoạt động.

g) Đối với Sở Nội vụ

- Phối hợp và tham mưu xây dựng các mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế quản lý của các cơ sở GDPT.

- Xây dựng cơ chế, hướng dẫn về trách nhiệm quyền lợi của người lao động với các cơ sở GDPT công lập, bán công chuyển sang mô hình ngoài công lập; với các cơ sở GDPT bán công chuyển về mô hình công lập.

h) Đối với Sở Tài nguyên Môi trường

- Phối hợp và tham mưu với các sở, ngành xác định quỹ đất dành cho các cơ sở GDPT và chủ trì thẩm định nhu cầu sử dụng đất của các chủ đầu tư; công bố công khai kế hoạch sử dụng đất.

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu để đề xuất việc xây dựng các cơ sở GDPT hoặc cải tạo sửa chữa quỹ nhà hiện có thuộc sở hữu Nhà nước (nếu có đủ điều kiện) để cho các cá nhân, tổ chức thuê.

i) Đối với MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và các lực lượng xã hội khác

Đề nghị Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đài phát thanh truyền hình, Liên đoàn lao động, Đoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 97

TNCS HCM, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Ban đại diện cha mẹ học sinh các cấp... tăng cường vai trò trách nhiệm trong tuyên truyền và vận động thành viên của tổ chức mình và toàn xã hội về công tác huy động các nguồn lực xã hội (con người, tài chính, đất đai, thông tin, mối quan hệ hợp tác...); đồng thời theo chức năng nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT trong việc đóng góp và huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển GDPT của địa phương.

k) Đối với các cơ sở GD&ĐT

Cần vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục đặc biệt là GDPT; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự chủ, năng động, sáng tạo để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đưa sự nghiệp GDPT phát triển mạnh mẽ, bền vững xứng đáng với vị thế của tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể như sau:

- Hiệu trưởng các trường cần thường xuyên tăng cường nâng cao nhận thức đúng đắn, toàn diện, sâu sắc về chủ trương huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục; nâng cao năng lực, điều hành nhiệm vụ quản lý để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Thực sự là hạt nhân hội tụ sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để cùng làm công tác huy động nguồn lực cho phát triển GDPT.

- Các đơn vị trường học, đứng đầu là hiệu trưởng cần phát huy vai trò tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, vai trò nòng cốt phối hợp các ngành, các tổ chức Hội để đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực cho GDPT.

- Công khai, minh bạch các nguồn lực xã hội huy động được để tạo niềm tin trong các tổ chức, cá nhân.

- Thường xuyên chủ động tổ chức tự kiểm tra các hoạt động giáo dục, dạy học; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo trong nhà trường, khẳng định uy tín nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 40/CT-TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo CBQL, Hà Nội.

2. Ban Khoa giáo TW, Báo cáo tại Hội thảo về xã hội hóa các lĩnh vực khoa

giáo. Hà Nội, 2000.

3. Đặng Quốc Bảo, "Bản chất của XHHGD và dân chủ hóa giáo dục", Báo Giáo dục thời đại, số 71, trang 6. Hà Nội, 2004.

4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương

lai, vấn đề và giải pháp. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004.

5. Bộ GD&ĐT, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 NXB Giáo dục. Hà Nội, 2002.

6. Bộ GD&ĐT, Đề án xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam 2004 - 2010. Hà Nội, 2004.

7. Bộ GD&ĐT, Đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn

2005 - 2010. Hà Nội, 2005.

8. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 04/2000/GDPT ngày 1/3/2000 về “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường”.

9. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/6/2005 về việc

phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển XHHGD 2005 - 2010. Hà Nội, 2005.

10. Chính phủ, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao

11. Chính phủ, Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa hoạt động GD, y tế, văn hóa. Hà Nội, 1997.

12. Chính phủ, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

13. Chính phủ, Nghị định số 69 /2008/NĐ-CP ngày tháng 5 năm 2008 về chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 99

14. Vũ Đình Chiến. Bàn thêm về huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục

- đào tạo thời kỳ đổi mới hiện nay. Trường CBQL Thành phố Hồ Chí Minh

15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận Hội nghị TW6, khóa IX. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2002.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1991.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCHTWƯ Đảng

khóa VII. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1993.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1996.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1997.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2006.

22. Phạm Minh Hạc, Xã hội hóa công tác giáo dục. NXB GD. Hà Nội, 1997.

23. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ thứ 21.

NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2007.

24. Đặng Xuân Hải, Xã hội hóa công tác giáo dục và huy động cộng đồng tham gia xây dựng sự nghiệp GD - ĐT. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục -

Đào tạo Trung ương 1. Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Hộ, Xã hội học giáo dục. Nxb Giáo dục, 2004

26. Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 124/QĐ ngày 19/3/1981 về việc thành

lập hội đồng GD các cấp. Hà Nội, 1981.

27. Lê Ngọc Hùng, Xã hội học giáo dục. NXB Lý luận chính trị. Hà Nội, 2006. 28. Lê Quốc Hùng, Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật. NXB Tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 100

29. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục. Hà Nội, 2004. 30. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý. Giáo

trình. Hà Nội, 1996 - 2002.

31. Luật Giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2009

32. Mác-Ăngghen, Toàn tập (tập 4). NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1993. 33. Hồ Chí Minh, Bàn về giáo dục. NXB Hà Nội. Hà Nội, 1962.

34. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (năm 2008), GD&ĐT Chìa khóa của sự phát triển, Nxb. Tài chính, Hà Nội

35. Nguyễn Ngọc Quang (1998). Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD, Trường CBQLTW Hà Nội

36. Phạm Hồng Quang (2000), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội

37. Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 đến năm 2011-2012

38. Bắc Sơn, "Nguồn lực cho giáo dục: Đầu tư chưa tương xứng quy mô". Báo Giáo dục và Thời đại ngày 03/5/2013

39. Nguyễn Thị Tính (2006), Thanh tra, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất

lượng giáo dục. Tài liệu giảng dạy cao học.

40. Nguyễn Thị Tính, Lý luận về quản lý Giáo dục - Đào tạo (Tài liệu giảng dạy cao học quản lý GD).

41. Tỉnh ủy Quảng Ninh, Quyết định số 1692-QĐ/TU ngày 13/8/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá đối với lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao.

42. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 3334/QĐ-UBND ngày 30/8/2005

V/v ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết 05/2005/NQ- CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế, thể thao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 101

43. Viện KHGD, Xã hội hoá công tác giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia. Hà

Nội, 2001.

44. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (năm 2010), Kinh nghiệm của một số nước về phát triển GD&ĐT, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ tri thức, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

45. VVOB, “Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần

PHỤ LỤC

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG Ở TỈNH QUẢNG NINH

Kính gửi: ... Để có những đánh giá đúng đắn, khách quan về công tác huy động các nguồn lực xã hội của ngành GD&ĐT trong phát triển GDPT ở tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề ra các giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành GD&ĐT trong phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 104 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)