Thức giáo dục trẻ của gia đình, cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 29 - 31)

8. Kết cấu của đề tài

1.5.5.thức giáo dục trẻ của gia đình, cha mẹ học sinh

Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường) là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh.

Gia đình nào có ý thức đúng trong việc phối hợp với nhà trường, xã hội trong giáo dục con em mình, cộng đồng trách nhiệm dạy trẻ, cộng đồng nguồn lực và cộng đồng trách nhiệm huy động nguồn lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ thì quá trình giáo dục có điều kiện thuận lợi đạt mục tiêu đề ra một cách cao nhất. Ngược lại, gia đình nào nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, phó mặc việc giáo dục trẻ cho nhà trường, cho xã hội thì quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ theo chuẩn mực của xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 19

Kết luận chƣơng 1

Giáo dục nói chung, GDPT nói riêng là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, đồng thời sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội. Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống xã hội, giáo dục có bản chất xã hội. Do bản chất xã hội vốn có của giáo dục mà giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội. Chỉ có sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục thì mới bảo đảm cho giáo dục phát triển có chất lượng và có hiệu quả.

Huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển giáo dục nước ta là con đường để thực hiện dân chủ hóa giáo dục, nhằm thực hiện quan điểm xây dựng nền giáo dục của dân, do dân, vì dân, làm cho nhân dân có thể thực hiện được quyền làm chủ của mình đối với giáo dục, không những đóng góp xây dựng nhà trường mà còn giám sát, kiểm tra nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục; tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và nhân dân. Để thực hiện được điều này cần làm cho mọi người dân trong cộng đồng nắm được những thông tin về giáo dục để họ không những có thể đòi hỏi quyền lợi chính đáng về hưởng thụ giáo dục của mình, mà còn có thể tham gia ý kiến, đóng góp công sức, tiền của cho giáo dục.

Huy động nguồn lực trong phát triển GDPT là yêu cầu xuất phát từ bản chất xã hội vốn có của giáo dục, là một tư tưởng chiến lược lâu dài, chứ không phải là một giải pháp tình thế khi đất nước còn nghèo, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục còn eo hẹp. Ở đâu đó mà chúng ta chỉ nhìn huy động nguồn lực trong phát triển GDPT theo khía cạnh huy động nguồn tài chính của nhân dân để phát triển GDPT là không nhìn đúng bản chất của việc huy động nguồn lực và chắc chắn sẽ không xây dựng một sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững, có chất lượng và hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 20

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ

THÔNG Ở TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 29 - 31)