Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 31 - 33)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.2.Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Về kinh tế: Tính đa dạng và đặc biệt của vị trí và điều kiện tự nhiên là tiền đề cho việc phát triển một nền kinh tế nhiều ngành của tỉnh. Quảng Ninh là một mũi nhọn, một chân kiềng trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có ý nghĩa liên kết, làm đầu tầu thúc đẩy kinh tế cho các tỉnh phía Bắc. Các ngành kinh tế: công nghiệp, thủ công nghiệp, nông lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ và du lịch đều đã tiến những bước vững chắc. Tuy chịu ảnh hưởng lớn của lạm phát, suy giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 21

kinh tế, song tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng (2005- 2009) đạt 12,7%, năm 2010 đạt 13,3%, năm 2011 đạt 14,92%, năm 2012 đạt 7,4%. Thuộc nhóm tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao của cả nước. Thu ngân sách Nhà nước tăng cao, đã vươn lên là một trong 6 tỉnh, thành phố có số thu cao nhất của cả nước. Kinh tế có sự chuyển biến đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. (Nguồn: Báo cáo chính trị nhiệm kỳ 2005-2010 của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh).

Về dân số: Dân số Quảng Ninh đến 2012 có 1.032.018 người, bao gồm 21 dân tộc. Dân tộc kinh chiếm 89,24%, còn lại có các dân tộc khác là Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa. Mật độ dân số là 188 người/1km2, mật độ dân số phân bố không đều. Tốc độ đô thị hóa đạt khá cao. Dân thành thị hiện chiếm 52,3% tổng dân số.

Về lao động - Việc làm: Giai đoạn 2006-2011 trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 50 nghìn lao động), tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 9,06% năm 2006 xuống còn 7,35% năm 2011. Cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng dịch vụ- công nghiệp-nông nghiệp.

Văn hóa - Giáo dục: Quảng Ninh có bề dày lịch sử văn hóa, là tỉnh có nhiều đặc trưng văn hóa Việt. Tính bình quân 5 năm trở lại đây, ngân sách đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa tăng 35,6%/năm, đầu tư cho an sinh xã hội tăng 59%/năm. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục bình quân hàng năm đạt trên 25% tổng chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh. Quảng Ninh đã đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, cơ bản hoàn thành các mục tiêu về kiên cố hóa trường - lớp, xóa phòng học tạm, phòng học 3 ca, nhà công vụ giáo viên. Công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh thực hiện tương đối tốt, tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn năm 1995 là 23%, năm 2000 là 10%, hiện nay dưới 4%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 22

Những điều kiện quan trọng đó đã đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế Quảng Ninh, đó cũng là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp giáo dục đổi mới và phát triển đi lên.

Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2015 là xây dựng Quảng Ninh thực sự là một địa bàn động lực cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng trưởng GDP bình quân (giá so sánh) trên 13%/năm, phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.

Về xã hội: Giải quyết việc làm mới hàng năm: 2,6 vạn lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới): 1,1%/năm. Đến năm 2015: giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 15%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 4,3%.

Như vậy, trong giai đoạn tới, với chức năng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, GD&ĐT sẽ được tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư và bản thân GD&ĐT cũng phải đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 31 - 33)