8. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Giải pháp 1: Ngành GD&ĐT tăng cường tham mưu đề xuất chủ
trương, cơ chế chính sách huy động các nguồn lực xã hội của cấp ủy, chính quyền địa phương
* Mục tiêu
Đây là giải pháp cơ bản, đầu tiên để thực hiện chương trình huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển GDPT, nhằm phát huy vai trò tích cực của hoạt động huy động nguồn lực. Tất cả mọi hoạt động giáo dục nói chung và huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục và GDPT nói riêng muốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 68
có hiệu quả hay không phải được xuất phát từ chủ trương của cấp uỷ Đảng, các cơ chế chính sách của chính quyền. Về mặt quản lý Nhà nước đây là chìa khoá để mở ra hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động xã hội giáo dục thực hiện được mục tiêu của mình.
* Nội dung
Xây dựng cơ chế chính sách, cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn tỉnh phù hợp với từng địa phương, cơ sở nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác giáo dục.
Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động giáo dục và mạnh dạn phân cấp cho các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện nhiệm vụ huy động nguồn lực.
* Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện
- Ngành GD&ĐT chủ động xây dựng và tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện thí điểm cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho một số trường theo hướng: Cho nhà trường chủ động tuyển sinh một cách chặt chẽ hơn nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, có thể tăng học phí đối với học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. Các trường phổ thông phải đảm bảo, chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục theo quy chuẩn của Bộ GD&ĐT, dưới sự giám sát của ngành giáo dục. Như vậy vừa nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, giáo dục, đào tạo của nhà trường, đồng thời đảm bảo cho học sinh, nhân dân được hưởng “dịch vụ” trong giáo dục một cách tốt nhất. Khi thực hiện phân cấp quản lý cho các trường phổ thông sẽ buộc lãnh đạo nhà trường phải gắn trách nhiệm của mình trong việc quản lý mọi hoạt động của giáo viên để đảm bảo chất lượng giáo dục và phải được “khách hàng” là phụ huynh và học sinh chấp nhận.
- Tham mưu ban hành chính sách cho phép mở các trường phổ thông nghề, việc phân luồng trong bậc học phổ thông trung học, xúc tiến thành lập Trung tâm giáo dục tổng hợp. Như vậy một phần học sinh sẽ được học trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 69
các trường công lập, một phần học sinh còn lại sẽ có các loại hình giáo dục phù hợp hơn. Đảm bảo phát huy được năng lực, sở trường và tính chuyên môn cho đối tượng người học, đồng thời gắn trách nhiệm, huy động được nguồn lực giữa nhà trường, gia đình, học sinh các lực lượng, tổ chức xã hội trong giáo dục.
- Xây dựng và đề xuất với tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển GDPT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong đó quy định rõ trách nhiệm, các cấp, ngành, các cơ quan, tổ chức xã hội trong công tác phối hợp giáo dục học sinh trên các lĩnh vực. Trách nhiệm trong việc đóng góp nguồn lực cho công tác giáo dục từ gia đình, các tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng con người ngày từ cấp học phổ thông để có hướng đào tạo lâu dài, đáp ứng nhân lực theo nhu cầu thực tế của xã hội.
(Ví dụ: Trách nhiệm của ngành văn hóa, cơ sở văn hóa, bảo tàng lịch sử, ban quản lý các di tích lịch sử có trách nhiệm trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ cho học sinh trong học tập, nghiên cứu lịch sử; trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan nghiên cứu khoa học về sinh học, tạo điều kiện cho học sinh trong học thực tế môn sinh học; các đoàn thể có trách nhiệm phối hợp trong giáo dục về hoạt động xã hội, kỹ năng xã hội; các tập đoàn, doanh nghiệp phối hợp xác định nhu cầu, đào tạo nghề và hỗ trợ nguồn lực đào tạo v.v... ).
Tham mưu cấp ủy, chính quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch huy động nguồn lực trong hệ thống giáo dục và từng cấp học, theo từng giai đoạn cụ thể, trước mắt và lâu dài, từng năm, xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp GD&ĐT nguồn nhân lực lâu dài của tỉnh.