Giải pháp 3: Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng các

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 83 - 89)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.3Giải pháp 3: Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng các

đóng góp tự nguyện cho các cơ sở GD&ĐT

* Mục tiêu:

Tạo niềm tin trong các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh, làm cho họ tin tưởng những nguồn lực đóng góp của mình được sử dụng đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả, trong nhiều trường hợp đảm bảo tính bền vững hoặc lợi ích của chính họ. Từ đó các tổ chức, cá nhân tiếp tục, tăng cường tự nguyện ủng hộ cho các hoạt động giáo dục.

* Nội dung:

Công khai cho cấp uỷ, chính quyền cộng đồng nhà trường, các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh biết các nguồn lực mà ngành giáo dục, các nhà trường cần huy động và đã huy động được trong năm học.

Thường xuyên báo cáo với cấp uỷ, chính quyền, cộng đồng nhà trường, các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh biết các nguồn lực huy động được đã được sử dụng vào mục đích gì, so với mục đích huy động động các nguồn lực xã hội của nhà trường và nguyện vọng đóng góp vào mục đích nào đó của các tổ chức, cá nhân thì có đúng mục đích không, hiệu quả ở mức độ nào.

Quản lý thu, chi, sử dụng các nguồn lực, nhất là các nguồn đóng góp bằng tài chính được cấp nhật thường xuyên, rõ ràng, minh bạch.

* Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

- Sở GD&ĐT cần quán triệt các nhà trường, các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục- Đào tạo trong việc huy động nguồn lực cho giáo dục như: Thông tư số 09/2009/TT- BGD&ĐT, ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GD&ĐT của hệ thống giáo dục quốc dân; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Thông tư số 71/2006/TT - BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 73

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập...

- Hàng năm các nhà trường tổ chức họp, đánh giá kết quả và hiệu quả huy động nguồn lực trong năm học trước; thống nhất chủ trương và định hướng huy động các nguồn lực cụ thể trong Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Hội cha mẹ học sinh.

- Các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT theo phân cấp quản lý, hàng năm cần yêu cầu các nhà trường thống kê, báo cáo và phê duyệt cho các nhà trường những nội dung nguồn lực cần huy động trong năm học. Việc làm này sẽ giảm thiểu được việc các nhà trường huy động nguồn lực bằng kinh phí đóng góp vào mục đích sử dụng chung chung dẫn đến lạm thu, có thể sử dụng sai mục đích trong quá trình quản lý. Việc phê duyệt của phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT cũng sẽ tăng cường sự quán lý, giám sát chặt chẽ của ngành và thể hiện minh bạch ngay từ trong kế hoạch huy động nguồn lực.

- Theo phân cấp, các nhà trường, phòng/sở GD&ĐT cần có Kế hoạch công việc và Dự trù kinh phí chi tiết (bao gồm dự kiến nguồn huy động, các nội dung chi và dự kiến mức chi cụ thể) để thực hiện. Trong đó, Kế hoạch công việc phải nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm, công trình,... Niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh Kế hoạch công việc và dự trù kinh phí.

- Hàng năm, các nhà trường/phòng GD&ĐT/Sở GD&ĐT (theo phân cấp) nên tổ chức hội nghị gặp gỡ những nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh có đóng góp nguồn lực cho nhà trường. Tại hội nghị này, nhà trường/phòng/Sở GD&ĐT báo cáo kết quả huy động và công tác quản lý, hiệu quả sử dụng nguồn lực và thông tin về kế hoạch huy động nguồn lực trong năm tới của nhà trường/phòng/sở GD&ĐT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 74

- Đối với các khoản tự nguyện đóng góp của phụ huynh thì các cơ sở giáo dục phải giao ước với ban đại diện hội phụ huynh không quy định mức cụ thể, mà phụ huynh hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.

- Các nhà trường, cơ sở GD&ĐT niêm yết công khai và báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí.

3.2.4. Giải pháp 4: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp các lực lượng xã hội, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức cùng tham gia đóng góp và cùng thực hiện công tác huy động các nguồn lực xã hội phát triển GDPT

* Mục tiêu

Nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với MTTQ và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, cơ quan, doanh nghiệp, huy động, sự tham gia đóng góp của các lực lượng xã hội trong công tác huy động các nguồn lực xã hội cho GDPT.

Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác giám sát, tổ chức hoạt động, sử dụng hiệu quả nguồn lực huy động được trong công tác GDPT.

* Nội dung

Rà soát, bổ sung và hoàn thiện chương trình phối hợp hoạt động đã ký kết giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội (Hội LHPN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an, Đài phát thanh truyền hình...) trong công tác giáo dục học sinh, thanh thiếu niên và huy động nguồn lực cho công tác GDPT theo hướng dài hơi, có phân ra từng giai đoạn cụ thể.

Xây dựng mới các chương trình phối hợp cụ thể với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan trong công tác giáo dục (Sở Văn hóa Thể thao và Du

lịch, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, Sở khoa học và công nghệ, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Ban quản lý các khu di tích lịch sử...) huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 75 nghiệm, đào tạo nghề, hội thảo chuyên đề, giáo dục truyền thống, kỹ năng sống, nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tế v.v...),

Tổ chức tốt hoạt động huy động các nguồn lực (kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức, phương pháp, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động...) trong nhà trường, từ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị doanh

nghiệp, tổ chức xã hội....

* Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

- Sở GD&ĐT tham mưu xây dựng và ký kết chương trình phối hợp hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong công tác huy động nguồn lực cho hoạt động giáo dục, phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục ngoại khóa trong nhà trường, ngoài xã hội.

- Phối hợp với ngành y tế, KH&CN, Tài nguyên Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội tham gia hỗ trợ việc bồi dưỡng các nội dung liên quan đến vấn đề sức khoẻ, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, phát triển kinh tế, xã hội địa phương; tham gia hỗ trợ việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nhà trường; tham gia hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp.

- Phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cung cấp, tạo điều kiện phát triển cơ sở vật chất nhà trường, các phương tiện văn hoá phi vật thể.

- Phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ của tỉnh đề xuất các dự án, đề án nghiên cứu khoa học mới, phát động cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục dành cho học sinh trung học và động viên cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội có khả năng tham gia. Qua các cuộc thi này có thể có những sản phẩm có giá trị ứng dụng cao có thể thu hút sự đầu tư hoặc các chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà máy... để tiếp tục phát triển những sản phẩm này. Đây cũng là hình thức huy động nguồn lực khoa học công nghệ, tri thức, sản phẩm sáng tạo cho công tác giáo dục.

- Phối hợp với ngành Công an trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 76

- Phối hợp với Bộ đội biên phòng trong công tác giáo dục kiến thức quốc phòng an ninh, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục.

- Phối hợp với MTTQ tỉnh trong việc đề xuất chủ trương, chương trình hành động, kiến nghị các chính sách nhằm tăng cường hoạt động giữa nhà trường và cộng đồng; vận động các đoàn thể quần chúng thực hiện chương trình phối hợp.

- Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ xây dựng và đề xuất các dự án vận động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, giáo dục kỹ năng sống (về các vấn đề như phòng chống bạo

lực trong gia đình, phòng chống mua bán người, phòng chống AIDS, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản vv...) cho thanh thiếu niên, học sinh, vì đây là nguồn

lực thiết thực về kinh phí, kỹ thuật, phương pháp, cách tiếp cận và nguồn lực kiến thức, kỹ năng quan trọng.

- Hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện, thành phố, cơ sở phối hợp với phòng giáo dục và các trường học trên địa bàn chỉ đạo thành lập và phát triển các Câu lạc bộ "Giáo dục và đời sống" cho cha mẹ học sinh nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý, giáo dục con theo hướng "dạy và học tích cực" đối với học sinh; phối hợp xây dựng và nhân rộng mô hình “quản lý, giáo dục con

em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội ...; phối hợp thực hiện tốt

phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

- Phối hợp và phát huy lợi thế của các cấp bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch huy động nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, của tỉnh dành cho thanh thiếu niên, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xây dựng các thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh tạo ra các "sân chơi bổ ích", các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội; tổ chức các hội trại, diễn đàn, hội thi, phát triển năng khiếu, tham quan thực tế, học tập trải nghiệm, thành lập các loại quỹ “Hỗ trợ Tài năng trẻ”, trao học bổng, hỗ trợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 77

kinh phí, phương tiện học tập cho học sinh nghèo, biểu dương, vinh danh học sinh giỏi, xuất sắc v.v...

- Phối hợp với các tổ chức xã hội (Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học...) để huy động nguồn lực hỗ trợ cho nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động khuyến khích tài năng, đầu tư phương tiện giảng dạy phù hợp, trang bị phần mềm điện tử quản lý học sinh, phần mềm về cơ chế thông tin 2 chiều giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh.

- Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình tình, Báo Quảng Ninh trong việc tuyên truyền về công tác huy động nguồn lực trong phát triển GDPT; huy động nguồn lực tài chính, vật chất, nhân lực, thông tin...

- Phối hợp với gia đình, dòng họ khuyến khích phong trào học tập trong nhà trường và tại gia đình; tạo môi trường giáo dục lành mạnh để hỗ trợ con em mình học tập và phát triển nhân cách; hỗ trợ công tá hướng nghiệp, lựa chọn nghề cho học sinh.

- Hiệu trưởng mỗi trường chịu trách nhiệm thành lập Hội cha mẹ học sinh và mọi phụ huynh và thầy cô giáo đều được coi là thành viên của hội. Quy định một trong những mục tiêu chủ yếu của Hội cha mẹ học sinh là làm diễn đàn để cha mẹ học sinh và thầy cô giáo chia sẻ, trao đổi vì lợi ích của học sinh. Quỹ của Hội được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp.

- Các nhà trường nghiên cứu hình thành Hội cựu học sinh trường, vận động hỗ trợ thành lập các quỹ hỗ trợ cho giáo dục của trường nhằm hỗ trợ giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo của trường hoàn thành chương trình THPT, hoặc thực hiện các chương trình hỗ trợ dài hơi cho học sinh nghèo tài năng để các em có thể hoàn thành giấc mơ của mình học đại học, nghiên cứu, cống hiến cho xã hội sau này.

- Ngành GD&ĐT và các nhà trường phải ý thức rõ vai trò nòng cốt, trung tâm, chủ động, tích cực trong quá trình tham mưu đề xuất, tuyên truyền vận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 78

động và thực hiện các cơ chế phối hợp với các tổ chức rất quan trọng đối với nhà trường là Công đoàn và Đoàn thanh niên.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 83 - 89)