8. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Ngành GD&ĐT tham mưu cho địa phương về cụ thể hoá, thể chế
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về huy động nguồn lực trong phát triển GDPT ở địa phương
Nhìn chung, trong những năm qua, ngành GD&ĐT Quảng Ninh đã chủ động trong việc tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển giáo dục.
Bảng 2.7. Kết quả thăm dò ý kiến về việc cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về huy động các nguồn lực xã hội
Nội dung % ý kiến về mức độ tán thành (5 là rất tán thành; 1 là rất không tán thành) 5 4 3 2 1 1
Địa phương đã cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về huy động các nguồn lực cho giáo dục.
40 15 15 15 15
2
Ngành GD&ĐT đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về huy động các nguồn lực cho giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 30
Qua bảng 2.7 cho thấy có 40% số người được hỏi rất tán thành về việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục, tuy nhiên vẫn còn 15% số được hỏi không tán thành. Đối với ngành giáo dục có 45% số người được hỏi đều trả lời ngành GD&ĐT đã rất tích cực, chủ động và còn 10% số được hỏi cho rằng ngành GD&ĐT chưa tích cực, chủ động trong việc tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương để cụ thể hoá, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đây là một vấn đề mà ngành GD&ĐT Quảng Ninh cần khắc phục trong thời gian tới.
a) Chủ trương của cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Ninh, cơ chế cho các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập các trường phổ thông ngoài công lập
Gần đây nhất Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TV ngày 12/11/2010 về “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020".
UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo như: Quyết định số 3334/QĐ- UBND ngày 30/8/2005 “V/v ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, giáo dục và thể thao, quyết định chính sách huy động nguồn lực xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục; Quyết định 2824/QĐ- UBND ngày 21/9/2006 ban hành các quyết định chính sách huy động nguồn lực xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục; có 05 văn bản chỉ đạo hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập trường lớp ngoài công lập; hướng dẫn tổ chức hoạt động của các trường lớp ngoài công lập (các văn bản 403,404,405,406,407) theo quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của các trường ngoài công lập.
Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 2824/QĐ- UBND, hiện nay có một số trường đã được hưởng chính sách này: THPT Lương Thế Vinh, Thống Nhất, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Trần Hưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 31
Đạo, cụ thể là được tạo quỹ đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và được hỗ trợ làm đường điện đến tường rào trường học. Các địa phương, các ngành chức năng theo phân cấp quản lý có giải pháp thích hợp giúp đỡ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, giải phóng mặt bằng khi đã được UBND tỉnh phê duyệt để các nhà đầu tư đảm bảo tiến độ dự án xây dựng trường.
b) Xây dựng kế hoạch phối hợp có hiệu quả 3 môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội của ngành GD&ĐT
Từ năm 2008 đến nay, ngành GD&ĐT tỉnh đã quan tâm phối hợp với gia đình, xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh. Hàng năm Sở GD&ĐT đã chủ trì ký chương trình phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Khuyến học, Công an tỉnh để thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, Học sinh tích cực”. Kế hoạch được ký theo giai đoạn 5 năm một lần với những chủ trương phối hợp chung, có kế hoạch thực hiện cụ thể theo từng năm.
Kế hoạch liên ngành về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thống nhất vai trò của các bên liên quan như sau:
* Vai trò của Sở GD&ĐT/Phòng GD&ĐT/Trường học:
- Xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện tùy theo điều kiện mỗi địa phương, mỗi trường. Học sinh tham gia tích cực trong việc bảo vệ và chăm sóc cảnh quan môi trường.
- Đảm bảo an toàn trong trường học: phòng chống đánh nhau, chơi điện tử có nội dung không lành mạnh và các tệ nạn xã hội khác thâm nhập học đường.
- Xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống, ứng xử văn hóa, đạo đức, trách nhiệm xã hội, ý thức công dân trong học sinh. Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo trong cả nếp sống và tinh thần học tập, làm việc.
- Giảm tối đa tỉ lệ học sinh bỏ học. Xây dựng cơ chế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở mỗi địa phương để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 32
- Nhà trường tích cực phối hợp với cộng đồng và gia đình trong từng công việc cụ thể dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập, vui chơi, rèn luyện.
- Tăng cường bồi dưỡng công tác quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý về kiến thức, kỹ năng và thái độ quản lý. Nâng cao năng lực chuyên môn,
, phương pháp giáo dục phù hợp, đặc biệt là các phương pháp hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin.
-
, trong từng môn học và các hoạt động phù hợp với lứa tuổi. -
cụ thể của mỗi nhà trường.
- Giáo dục kỹ năng sống, lối sống, g
.
- trư
. -
đưa tr . Xây dựng và phát
triển mạng lưới thư viện trường học, sử dụng có hiệu quả thư viện và bảo tàng ở địa phương, nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, văn hóa địa phương, tổ chức ngày hội đọc sách ở các nhà trường.
.
* Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
- Tổ chức Chương trình “Khi tôi 18” đối với học sinh Trung học phổ thông với 4 yêu cầu: có tri thức phổ thông, có kỹ năng thực hành, có định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 33
hướng nghề nghiệp, có kiến thức pháp luật; “Học sinh 3 rèn luyện” đối với học sinh trường Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; thực hiện cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tinh thần yêu nước, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp. Phối hợp các đơn
vị quân , học tập cho học sinh. Tổ chức hoạt
động của các loại hình câu lạc bộ trong trường học. -
a .
- và phát huy
giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng.
* Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ:
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện đảm bảo “3 đủ” ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Tích cực vận động, quyên góp, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng để năm học 2012-2013 không có học sinh bỏ học do không đảm bảo “3 đủ”. Lồng ghép nội dung phong trào thi đua vào các đề án và các cuộc vận động của Hội.
- Đảm bảo học sinh an toàn khi đi học và học tập tại nhà. Phối hợp, đề xuất giải pháp ngăn chặn tình trạng chơi game có nội dung bạo lực hoặc không lành mạnh tại nhà và ngoài xã hội.
- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và không mắc tệ nạn xã hội.
- Tổ chức cho các bà mẹ có con đang học ở mầm non, phổ thông được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mầm non và phổ thông.
* Vai trò của Hội Khuyến học:
- Tổ chức Tháng 9 Khuyến học; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; GDPT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 34
. Có hướng dẫn các cấp Hội triển khai và báo cáo kết quả.
- Phát động sâu rộng phong trào gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học; quan tâm khuyến học, khuyến tài.
* Vai trò của của ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch
-
. Phối hợp với các trường tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại các điểm di tích lịch sử.
- Tổ chức bàn giao nội dung thuyết minh các di tích và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, cấp tỉnh; hướng dẫn và đánh giá kết quả chăm sóc để nâng cao hiệu quả giáo dục lịch sử, truyền thống.
* Vai trò của ngành Lao động Thương binh và Xã hội:
- Tập huấn cho cán bộ y tế học đường các trường kiến thức bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, HIV/AIDS.
- Có giải pháp đảm bảo không để học sinh vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở, bị phân biệt kỳ thị bởi HIV/AIDS mà phải thất học, bỏ học.
* Vai trò của ngành Công an:
- Chủ trì với các sở, ban, ngành, chính quyền đại phương trong việc bảo đảm an toàn trong trường học: phòng chống đánh nhau và các tệ nạn xã hội khác trong học sinh.
- Đảm bảo an toàn giao thông và các kỹ năng thực thi an toàn giao thông, kỹ năng xử lý các tình huống có liên quan đến tệ nạn xã hội. Phối hợp giảng dạy Luật giao thông tại các trường học và cung cấp thông tin về những trường hợp vi phạm an toàn giao thông, vi phạm pháp luật, đánh nhau gây thương tích.
* Vai trò của ngành Thông tin và Truyền thông:
- Tuyên truyền về vai trò, mục đích ý nghĩa của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trên các phương tiện thông tin và truyền thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 35
- Tích cực phối hợp quản lý, ngăn chặn tình trạng chơi game online có nội dung bạo lực hoặc không lành mạnh trong trường học.