Kết quả thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện,

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 37 - 40)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.4.Kết quả thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện,

sinh tích cực” trong trường phổ thông

a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.

- Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh, UBND các địa phương mở rộng diện tích trường học theo chuẩn quy định, mua sắm trang thiết bị dạy học. Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 27

Số đơn vị giáo dục có cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường đạt 100%; tỷ lệ phòng học được kiên cố hoá đạt 80%.

- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. Thực hiện tốt cam kết chăm sóc bồn hoa của từng lớp. Trung bình mỗi năm các trường trồng mới khoảng 48.000 cây.

- Toàn tỉnh có 88,04% số trường phổ thông có công trình nước sạch và nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Trường có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền của nhà trường và các đoàn thể, ý thức tham gia xây dựng trường học thân thiện của học sinh được nâng lên. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân; không xả rác bừa bãi.

b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập.

- Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy có bước đột phá. Đã có 99,5% số trường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh. 100% các trường học khu vực có điện lưới đã được kết nối Internet. Có 10 trường phổ thông đủ điều kiện đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục và được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục.

- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.

- Hàng năm Tỉnh đoàn, Sở GD&ĐT, Sở Thông tin và truyền thông, Sở KH&CN phối hợp tổ chức Hội thi Tin học trẻ; Hội thi “Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng”; Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh”; cuộc thi “Hùng biện bằng Tiếng Anh về Vịnh Hạ Long... Các hoạt động phù phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em phát triển tài năng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 28 c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

- Các nhà trường đã chú ý rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; nâng cao tính tự lực tự quản của các em. Có 99,5 trường xây dựng được quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và có giải pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó hàng ngày.

- Có 98,2 số trường có các tổ, nhóm, câu lạc bộ sở thích, câu lạc bộ các môn học, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ... Các ngành, đoàn thể đã phối hợp với ngành GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn, các diễn đàn về kỹ năng sống (phòng chống mua bán người, phòng chống đuối nước, ngăn ngừa mặt tiêu cực của Internet...).

d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.

- Các trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh: tham gia Đại hội thể dục thể thao các cấp, tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và tham gia các hội diễn văn nghệ tại địa phương...

- Ngành GD&ĐT phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh như Hội thi “Hoạ Mi Vàng”, “Missteen Quảng Ninh”, “Liên hoan các trò chơi dân gian”, “Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhảy trẻ”...

e) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

- Các trường nhận chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Thực hiện lồng ghép với các môn học để giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả nhất cho tất cả học sinh. Hiện nay có 500 di tích lịch sử, văn hoá, di tích cách mạng được các trường học chăm sóc.

- Ngành GD&ĐT, các nhà trường phối hợp với các ngành, đoàn thể phối hợp với tổ chức các hoạt động như Chương trình “Thắp nến tri ân”, Con thuyền sinh thái Ecoboat... các tác dụng giáo dục tốt thanh thiếu nhi học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 29

- Các trường học đã tổ chức các hoạt động ngoại khoá gắn với việc tham quan, tìm hiểu lễ hội, di tích lịch sử, qua đó tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng học sinh trở thành hướng dẫn viên các di tích ở địa phương mình cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 37 - 40)