Huy động giáo viên cho các trường ngoài công lập

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 56 - 58)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.5Huy động giáo viên cho các trường ngoài công lập

Ngành GD&ĐT, các trường phổ thông ngoài công lập đã tích cực trong việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên, đảm bảo chất lượng, giúp cho các nhà trường ổn định và phát triển. Giáo viên được tuyển dụng đều được thoả thuận hợp đồng lao động và đều được nghiên cứu thoả ước lao động tập thể, trước khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 46

ký để gửi đến sở Lao động Thương binh và Xã hội để thẩm định. Gần 100 % số giáo viên cơ hữu của các trường được hưởng các chế độ chính sách về chế độ lao động, chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm theo quy định hiện hành của nhà nước áp dụng cho các trường công lập. Chế độ thu hút cũng như ưu đãi ở một số trường rất thỏa đáng đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, như trường THPT Văn Lang, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Yên Hưng, Trần Quốc Tuấn…Việc đảm bảo chế độ lương hàng tháng của giáo viên các trường cơ bản đã trả lương và các khoản phụ cấp lương.

Điển hình về công tác tuyển dụng cán bộ quản lý và giáo viên là Trường TH, THCS & THPT Văn Lang là đơn vị đặc biệt coi trọng và đã quyết tâm tuyển sinh đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đứng lớp, giáo viên nghỉ hưu có bề dày kinh nghiệm để dự giờ và hướng dẫn giáo viên trẻ mới ra trường nhanh chóng giảng dạy có uy tín trong học sinh và phụ huynh. Đặc biệt nhà trường có cả 3 cấp học phổ thông đã thường xuyên hợp đồng thỉnh giảng bộ môn tiếng Anh là người nước ngoài đến giảng dạy tại nhà trường thực sự nâng cao chất lượng và đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và phụ huynh; năm học 20011-2012 nhà trường đạt 31 giải học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 và năm học 2012-2013 nhà trường có 52 học sinh đạt học sinh giỏi lớp 12; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học đạt tỷ lệ cao khẳng định được mô hình giáo dục ngoài công lập thực sự có chất lượng cao trong tỉnh.

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm thực hiện chính sách thu hút nhân tài đó là: Thực hiện chế độ thưởng bậc lương cho giáo viên trẻ ra trường có bằng khá, giỏi. Cụ thể giáo viên bằng khá xếp lương bậc 2, giáo viên bằng giỏi xếp lương bậc 3. Tạo điều kiện về chỗ ở cho giáo viên ở xa và các giáo viên khó khăn về chỗ ở. Duy trì việc thưởng hàng tháng theo các mức bình bầu xếp loại A, B, C cụ thể: A thưởng 250.000 đồng, B thưởng 200.000 đồng, loại C thưởng 150.000 đồng.

Trường THPT Trần Nhân Tông có chính sách thu hút đội ngũ giáo viên: Giáo viên đã học xong thạc sĩ tự nguyện về trường công tác lâu dài đợc trợ cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 47

15.000.000đ (mười lăm triệu đồng) theo quyết định số 2871/2004/QĐ-UB ngày 19/8/2001 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Giáo viên được nhà trường cử đi học thạc sĩ được hưởng nguyên lương và phụ cấp 100%, được trợ cấp học phí 20.000.000đ và 2.500.000đ tiền tài liệu học tập cho cả khoá học.Giáo viên, nhân viên nhà trường được vay vốn đối ứng 50% tiền mua xe máy phục vụ cho công tác và sinh hoạt.

Tuy nhiên các trường ngoài công lập chưa thực sự có sức hút đối với các giáo viên trẻ, giáo viên giỏi. Đội ngũ này thường có tâm lý “không vào được công lập mới phải dạy dân lập”, chưa thực sự yên tâm công tác. Qua trao đổi với một số giáo viên trẻ các trường THPT ngoài công lập họ đều cho là do thiệt thòi về chế độ tiền lương, bậc lương hơn so với giáo viên khối trường công lập, không được hưởng chế độ hỗ trợ học tập nâng cao trình độ theo chính sách của UBND tỉnh như viên chức giáo viên, đối tượng học sinh có chất lượng đầu vào không cao...

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 56 - 58)