Huy động các nguồn lực tài chính để phát triển GDPT

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 58 - 66)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.6.Huy động các nguồn lực tài chính để phát triển GDPT

Thời gian qua, tỉnh đã tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách xây dựng trường học, bình quân mỗi năm khoảng 200 tỷ đồng. Theo thống kê của Sở GD&ĐT thì kinh phí để xây dựng các trường ngoài công lập tính đến nay lên tới hơn 400 tỷ đồng.

Tỷ lệ nguồn thu xã hội hóa giáo dục các năm 2008-2010 đạt khoảng 15% ngân sách chi thường xuyên cho GD&ĐT. Riêng nguồn lực xã hội hóa năm học 2011 đạt 110 tỷ đồng, năm 2012110 tỷ đồng gồm: huy động nguồn kinh phí đóng góp từ nhân dân với cấp phổ thông và mầm non đạt 60 tỷ; ở các trường ngoài công lập hỗ trợ của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn đạt 50 tỷ đồng.

Ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh hiện đang thực hiện thu mức học phí được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2556/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 và Quyết định số 2604/2011/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 48

Bảng 2.13. Mức thu học phí mầm non, phổ thông của tỉnh Quảng Ninh

Cấp học Mức thu học phí (đồng/tháng/học sinh)

Vùng thành thị Vùng nông thôn Vùng miền núi

Mầm non 100.000 40.000 20.000

Trung học cơ sở 40.000 20.000 15.000

Trung học phổ thông 100.000 40.000 20.000

Nguồn: Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

Đối với các lớp giáo dục thường xuyên (bổ túc): Mức thu bằng 150% mức thu học phí chính quy cùng cấp.

Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập: Được tự quyết định mức thu học phí, trên cơ sở chất lượng dịch vụ và khả năng đóng góp của nhân dân trong vùng tuyển sinh, đồng thời cân đối được thu chi và có tích lũy để phát triển.

Về chi phí của gia đình cho một sinh trong một năm học, qua tìm hiểu, phỏng vấn trực tiếp một số gia đình ở các vùng miền (miền núi, nông thôn, thành phố, thị xã), ở các loại hình nhà trường (trường công lập, trường dân lập) cho thấy ở biểu 2.14.

Bảng 2.14. Chi phí của gia đình cho một học sinh trong một năm học

(Đơn vị nghìn đồng)

Nội dung chi Tiểu học THCS THPT

Học phí 00-22500 135- 34200 180-6750 SGK, đồ dùng 150- 400 150-200 120-250 Phương tiện 00-500 00-500 00-200 Học thêm 00- 1000 00-1000 00-1500 Đồng phục 140- 250 150- 300 270-350 Khác 00-1000 00-1000 00-1000 Cộng 290-26100 435-37200 450-10100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 49

Trong bảng 2.14, các nội dung chi mức thấp nhất ở các bậc học là ở khu vực miền núi, nông thôn; mức cao nhất là ở thành phố, thị xã, trong đó mức chi cao nhất cho học phí là ở khu vực trường dân lập.

Qua trao đổi thực tế với nhiều CMHS, họ cho rằng với mức chi phí cho con em họ trong một năm học như vậy là có thể chấp nhận được, gia đình hoàn toàn ủng hộ vì các chi phí cho học phí, sách giáo khoa, phương tiện học tập hay các chi phí khác (hoạt động phát triển năng khiếu, hoạt động ngoại khóa, công tác vệ sinh...) cao đồng nghĩa với việc con em họ có điều kiện học tập tốt hơn. Tuy nhiên không ít gia đình cũng cho rằng về việc thu học phí của các trường phổ thông ngoài công lập (trường THPT ngoài công lập) là cao quá so với mức thu của các trường công lập và nhiều gia đình rất khó khăn trong việc cho con đi học nếu con em học không đỗ vào trường công lập. Đa số các gia đình được hỏi cho rằng chi phí như hiện nay cũng vẫn có thể chấp nhận được, nhưng cần có sự công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng của nhà trường. Các khoản chi phí về phương tiện, đồng phục, các chi phí khác nhà trường cần thảo luận với gia đình để thống nhất ở mức nào là hợp lý...

Ví dụ 1: Chị NH có con học trường TH ĐTĐ cho biết: “Trung bình một năm, gia đình tôi phải chi phí trên 20 triệu đồng cho con học tại trường, tôi nghĩ chi phí này có thể chấp nhận được vì so với các trường khác con tôi có điều kiện học tập tốt hơn, ví dụ như trong việc học ngoại ngữ thì có giáo viên người nước ngoài dạy bổ trợ, chất lượng bán trú tốt hơn...”

Ví dụ 2: Chị LTT có con học ở trường TH THĐ chia sẻ: “Với chi phí trên 8 triệu một năm cho con học tại trường, gia đình tôi và đa số các phụ huynh trong lớp đều có thể chấp nhận được, nhưng nếu nhà trường công khai, minh bạch hơn nữa việc sử dụng các chi phí này của gia đình thì mọi người cảm thấy thoải mái hơn...”.

Ví dụ 3: Chị NTA có con học trường THPT dân lập LTT nói: “Với mức chi phí trên 7 triệu đồng trong 1 năm, trung bình mỗi tháng gần 1 triệu đồng của gia đình tôi và nhiều gia đình ở đây cho con học như hiện nay là cao quá so với các trường THPT công lập. Chúng tôi làm nông nghiệp, nên đó là số tiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 50 lớn, rất khó khăn cho chúng tôi, trong khi đó chất lượng cũng không bằng trường công lập”.

* Chi ngân sách cho GD&ĐT của tỉnh:

Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục bình quân hàng năm đạt trên 25% tổng chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh. Ngân sách giáo dục và đào tạo phần lớn chi chi giáo dục mầm non và phổ thông. Trong đó chi ngân sách bình quân/ 1HS là khoảng: Tiểu học: 2.800.000đồng/1HS/năm; THCS: 3.200.000đồng/1HS/năm; THPT: 3.500.000đồng/1HS/năm. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước ở các bậc học khá ổn định (Bảng 2.15).

Bảng 2.15. Cơ cấu chi ngân sách cho ngành GD&ĐT Quảng Ninh phân theo cấp học từ năm 2011-2012 Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Thực hiện năm 2011 Ƣớc thực hiện năm 2012 Triệu đồng % Triệu đồng %

Tổng các nguồn vốn cho GD&ĐT (A+B)

2,503,578 100 3,194,504 100

A Tổng nguồn vốn NSNN cấp (I+II+II) 2,393,578 90,37 3,084,504 96,56

I Ngân sách thường xuyên 1,701,973 71,1 2,467,861 80

1 Mầm non 241,346 14,18 349,952 14,18

2 Tiểu học 464,362 27,28 673,325 27,28

3 Trung học cơ sở 426,663 25 618,661 25,06

4 Trung học phổ thông 222,317 13 322,360 13,06 5 Giáo dục thường xuyên 38,935 2,28 56,456 2,28 6 Trung cấp chuyên nghiệp 13,420 0,78 14,459 0,58

7 Cao đẳng 40,009 2,35 58,013 2,35

8 Các cơ sở GD&ĐT khác 23,765 1,39 34,459 1,39 9 Quản lý chung của ngành 231,156 13,74 335,176 13,82

II Đầu tư xây dựng cơ bản 633,581 26,47 544,963 17,66

III NS Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT

58,024 2,43 71,680 2,34

B Huy động xã hội (doanh nghiệp,

CMHS, cộng đồng…)

110,000 9,63 110,000 3,44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 51

Qua bảng 2.15 cho thấy chi ngân sách cho GD&ĐT ở tỉnh Quảng Ninh tăng hàng năm. Ngân sách GD&ĐT phần lớn chi chi giáo dục mầm non và phổ thông. Năm 2012 tăng 5,81% so với năm 2011. Trong đó chi ngân sách thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất so với các cấp học khác (chiếm 65% ngân sách thường xuyên năm 2011, 65,4% ngân sách thường xuyên năm 2012). Tuy nhiên nguồn ngân sách huy động từ xã hội (cha mẹ học sinh, cộng đồng...) nói chung không tăng.

Bảng 2.16. Tổng kinh phí chi cho GDPT của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2011-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng kinh phí Năm 2011 Ƣớc năm 2012

Tổng kinh phí cho GDPT, trong đó 1,262,462 1,843,607

1. Ngân sách nhà nước cấp 1,132,371 1,714,346 Tỷ lệ % 89,6 92,9 2. Đóng góp của CMHS, học phí 90,091 89,261 Tỷ lệ % 7,1 4,84 3. Đóng góp của cộng đồng, các tổ chức xã hội 40,000 40,000 Tỷ lệ % 3,3 2,39

Nguồn: Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

Qua bảng 2.16 cho thấy ngân sách hàng năm chi cho GDPT hàng năm đều tăng. Nguồn chi chủ yếu từ ngân sách nhà nước (chiếm 89%,6% năm 2011, 92,9% năm 2012). Đóng góp của CMHS, học phí chỉ chiếm 7,1% năm 2011 và giảm xuống chỉ còn chiếm 4,84% năm 2012 (giảm 2,26%). Nguồn đóng góp của cộng đồng, các tổ chức xã hội không tăng lên.

Việc huy động, quản lý nguồn lực huy động của các trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập. Mới chỉ chủ yếu là vận động quyên góp, đóng góp kinh phí nâng cấp trường lớp, cơ sở vật chất. Việc đóng góp kinh phí để trang sắm trang thiết bị phục vụ học tập ở nhiều nơi cũng còn thiếu minh bạch, chưa thực sự tạo được niềm tin của phụ huynh học sinh. Ví dụ một gia đình có con vào lớp 1, nhà trường vận động phụ huynh đóng góp trang sắm bảng chống lóa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 52

máy chiếu cố định trong phòng học, rồi trang trí lớp học bằng rèm chống nắng... nhưng khi con họ vào lớp 2 thì lại chuyển phòng học khác, nhà trường lại vận động trang sắm các thiết bị khác mà không được thừa hưởng lại những thiết bị này từ lớp trước. Có trường năm nào cũng phải đóng tiền mua chăn, gối, cặp lồng cơm cho trẻ bán trú... Như vậy vô hình chung đã tạo ra thiếu sự minh bạch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc huy động nguồn lực tài chính trong CMHS, cộng đồng, các tổ chức xã hội có xu hướng giảm đi. Nếu không có giải pháp kịp thời giải quyết vấn đề này sẽ có thể tiếp tục làm giảm nguồn lực tài chính huy động trong CMHS, cộng đồng, các tổ chức xã hội.

Bảng 2.17. Kết quả thăm dò ý kiến về việc thực hiện huy động nguồn lực tài chính TT Nội dung % Ý kiến về mức độ đồng ý (5 là rất tán thành; 1 là rất không tán thành) 5 4 3 2 1

1 Huy động nguồn lực tài chính cho sự

phát triển giáo dục 45 15 15 10 10

2 Ngành GD&ĐT đã khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong xã hội

40 25 15 10 10

Nhìn chung, đa số ý kiến của các đối tượng cán bộ cán bộ quản lý, giáo viên, CMHS, các lực lượng xã hội và nhân dân đồng thuận về chủ trương nội dung huy động các nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục. Đa số ý kiến cũng cho rằng ngành GD&ĐT đã khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong xã hội. Tuy nhiên, có tới 50% ý kiến chưa tán thành ở mức độ cao. Còn 10% cho rằng ngành GD&ĐT chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong xã hội.

Từ kết quả khảo sát, cho thấy ngành GD&ĐT cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước của mình trong huy động các nguồn lực tài chính cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 53

sự phát triển giáo dục, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả.

Bảng 2.18. Khảo sát về việc thực hiện các hình thức huy động các nguồn lực xã hội phát triển GDPT TT Nội dung Địa phương đã % ý kiến về mức độ đồng ý (5 là rất tán thành; 1 là rất không tán thành) 5 4 3 2 1 1

Đa dạng hóa các loại hình thức đào tạo: Mở trường ngoài công lập ở mọi cấp học, bậc học GDPT

40 20 15 10 15

2

Xây dựng mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên và không chuyên đa dạng về hình thức và nội dung học tập (Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm tin học, trung tâm học tập cộng đồng…)

40 20 25 15 00

3

Du học tự túc hoặc vừa làm vừa học ở nước ngoài để tự trang trải trả học phí và các sinh hoạt khác

35 20 20 10 25

4

Lập các học bổng, giải thưởng khuyến học do

cá nhân/tổ chức trong hay ngoài nước tài trợ 50 20 20 10 00

5

Tổ chức, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia góp ý vào xây dựng các chính sách liên quan đến giáo dục

55 25 20 00 00

6 Liên kết với các trường trong nước, ngoài

nước trong công tác đào tạo 45 25 15 15 00

7

Thành lập và củng cố các tổ chức như Hội Khuyến học, Ban đại diện CMHS; Hội đồng giáo dục

50 15 15 10 10

8

Khuyến khích bằng chính sách đối với các cá nhân, tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như giao đất xây dựng

45 25 15 10 10

9

Có chính sách ưu tiên cho các vùng khó khăn, vùng giáo dục kém phát triển, thành phần nghèo đi học

55 15 20 10 00

Qua bảng 2.18 cho thấy 100% số người được hỏi đều tán thành với những hình thức huy động các nguồn lực xã hội phát triển GDPT mà địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 54

phương đã làm là: Xây dựng mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên và không chuyên ở các địa phương trong tỉnh (186/186 xã, phường, thị trấn có trung tâm

học tập cộng đồng), lập các quỹ học bổng, có chính sách ưu tiên cho các vùng

khó khăn giáo dục chậm phát triển (hàng năm học sinh thuộc các xã đặc biệt

khó khăn, xã biên giới thuộc chương trình 135 được phát vở không thu tiền, cho mượn sách giáo khoa miễn phí, được miễn giảm học phí, học sinh các trường DTNT được hưởng chế độ học bổng và các chế độ khác như chăn, áo ấm, sách vở, tiền đi lại, bảo hiểm), tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý

kiến xây dựng các chính sách phát triển giáo dục của địa phương, liên kết đào tạo với các trường trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên còn một số ý kiến (15%) không tán thành về việc mở trường ngoài công lập ở mọi bậc học, đặc biệt là cho đi du học tự túc vừa học vừa làm ở nước ngoài (25%) số người không tán thành cho rằng như thế người học sẽ không thu được kết quả giáo dục như mong đợi.

Bảng 2.19. Khảo sát về việc thực hiện các phương pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển GDPT TT Nội dung Địa phương đã % ý kiến về mức độ đồng ý (5 là rất tán thành; 1 là rất không tán thành) % 5 4 3 2 1

1 Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và

cung cấp thông tin về xã hội hoá GD&ĐT 45 20 15 15 05

2 Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển xã hội hoá giáo dục

35 20 10 10 25

3 Tăng cường quỹ đất xây dựng các trường học và các công trình phục vụ các hoạt động của các nhà trường

35 15 15 15 20

4 Xây dựng các chính sách thực hiện xã hội hoá

giáo dục 35 25 20 10 10

5 Tăng cường phân cấp quản lý, thanh tra, kiểm

tra giáo dục 40 20 20 20 00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 55

Qua bảng 2.18 cho thấy địa phương đã thực hiện tốt các phương pháp huy động các nguồn lực xã hội phát triển GDPT tới người dân và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện về chính sách, quỹ đất cho các nhà đầu tư phát triển các trường phổ thông ngoài công lập tiêu biểu như thành phố Uông Bí, Thành phố Hạ Long. Tính đến tháng 12/2012 tỉnh Quảng Ninh đã giao 386.817 m2

cho các trường phổ thông ngoài công lập xây dựng tiêu biểu như trường: Nguyễn Bỉnh Khiêm được giao năm 2009 là 36000 m2, trường Lương Thế Vinh được cấp 43000 m2

đất và đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất, trường Ngô Gia Tự được giao 42000 m2 đã được cấp sổ đỏ...

Tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến cho rằng địa phương thực sự đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, chưa mạnh dạn đầu tư quỹ đất cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển GDPT. Vì vậy đây là vấn đề mà Quảng Ninh cần đổi mới và làm quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 58 - 66)