Giải pháp 6: Củng cố mối liên hệ của nhà trường với các tổ chức

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 91 - 94)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.6.Giải pháp 6: Củng cố mối liên hệ của nhà trường với các tổ chức

hội của địa phương trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” bền vững

* Mục tiêu

Nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đảm bảo vì lợi ích lâu dài và bền vững.

* Nội dung

Tiếp tục triển khai chương trình phối hợp các lực lượng, tổ chức, đoàn thể xã hội, ban, ngành chức năng liên quan trong việc thực hiện Phong trào “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 81

Phát huy nội lực của tập thể cán bộ viên chức và các đoàn thể trong trường, tạo môi trường học tập tốt vừa cung cấp kiến thức chuyên môn vừa giáo dục nhân cách, lối sống, rèn luyện phẩm chất đạo đức, hình thành ý thức, tinh thần, thái độ tích cực trong học sinh.

Xây dựng hình ảnh người giáo viên với các vai trò khác nhau trong mối quan hệ với học sinh "Người thầy - Người cha mẹ - anh chị - Người bạn" tạo sự gần gũi, niềm tin, chỗ dựa của học sinh trong nhà trường.

* Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

- Ngành giáo dục chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền, ban ngành, cơ quan chức năng liên quan phối hợp thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong giai đoạn 5 năm, coi đây là trách nhiệm chung của chính quyền, các ngành địa phương.

- Hàng năm Sở GD&ĐT cụ thể hóa nội dung, xây dựng kế hoạch liên tịch giữa các ban, ngành (Sở GD&ĐT, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an, Hội cha mẹ học sinh...) về triển khai thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực", trong đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, đoàn thể, đơn vị trong và ngoài nhà trường nhằm tạo sự động bộ, thống nhất giữa Nhà trường- Gia đình - Xã hội trong công tác giáo dục học sinh, đảm bảo thường xuyên thông tin 2 chiều liên quan đến quản lý, giáo dục học sinh, cụ thể:

Nhà trường có trách nhiệm triển khai phong trào thi đua trong toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường; thực hiện tốt cuộc vận động “Hai

không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo tiêu chí “Dạy tốt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 82

Phổ biến cho học sinh, CMHS về ý nghĩa, nội dung của việc triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong mối quan hệ giữa: học sinh với học sinh, học sinh với cán bộ giáo viên, nhà trường với gia đình học sinh.

Nhà trường/giáo viên chủ nhiệm/ giáo viên bộ môn trong quá trình theo dõi việc học tập của các em trên lớp cũng như việc tự học của các em ở nhà. Cha mẹ thường xuyên nắm thông tin của con em trong trường thông qua giáo viên, nhà trường. Đây là mối quan hệ hai chiều đảm bảo cả gia đình và giáo viên chủ nhiệm đều có thể nắm chắc về tình hình học tập của các em qua đó có thể có sự động viên, khuyến khích cũng như nhắc nhở điều chỉnh để việc học tập của các em đạt hiệu quả cao nhất. Đảm bảo mỗi thành viên trong gia đình đều có thể là người thầy thứ hai bổ sung những kiến thức ngoài sách giáo khoa của nhà trường giúp các em hiểu biết hơn. Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, sức khoẻ, tài chính để các em có thể xây dựng và thực hiện có hiệu quả hoạt động tự học, tự nghiên cứu của mình.

Đoàn Thanh niên phối hợp tạo ra các sân chơi, thực hiện các hoạt động giáo dục về kỹ năng sống về đạo đức, lối sống, các hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong, ngoài trước học thông qua các lớp tập huấn, diễn đàn, hội thi, tọa đàm, thảo luận, nói chuyện chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm...

Hội liên hiệp phụ nữ phối hợp trong công tác tập huấn, hướng dẫn cho cha mẹ học sinh về kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp giáo dục, quản lý con theo tâm lý lứa tuổi; phương pháp học tập tích cực của học sinh để hiểu chia sẻ, biết cách động viên, khích lệ sự phát triển của con. Xây dựng gia đình hạnh phúc, gần gũi, yêu thương, là chỗ dựa, niềm tin của con cái.

Công an địa phương phối hợp với nhà trường trong việc quản lý thanh thiếu niên có biểu hiện chưa ngoan trên địa bàn, có sự trao đổi thông tin liên lạc thường xuyên với Ban lãnh đạo nhà trường, với các giáo viên chủ nhiệm, với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 83

đội ngũ bảo vệ, với học sinh để luôn nắm được thông tin, phối hợp ngăn chặn và xử lý tình hình học sinh vi phạm pháp luật phạm tội v.v...

Ngành Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với ngành giáo dục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đảm bảo quyền học tập cho mọi trẻ em.

Hội cha mẹ học sinh thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, nắm bắt đầy đủ những thông tin liên quan đến công tác phát triển giáo dục trong nhà trường, phổ biên cho các bậc phụ huynh, thực hiện tốt công tác phối hợp giáo dục học sinh và huy động nguồn lực từ phía cha mẹ học sinh cho nhà trường để triển khai thực hiện phong trào.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 91 - 94)