8. Kết cấu của đề tài
1.4.4. Hình thức huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển GDPT
Huy động nguồn lực xã hội trong phát triển GDPT với nội dung phong phú nên được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức. Có thể tạm liệt kê các hình thức chủ yếu sau đây:
- Đa dạng hóa các loại hình thức đào tạo: Mở trường ngoài công lập ở mọi cấp học, bậc học.
- Các cơ sở đào tạo theo phương thức không chính quy như các trường bổ túc văn hóa; các trung tâm giáo dục thường xuyên như trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy nghề, dạy nhạc, các câu lạc bộ văn hóa- thể thao; trạm khuyến nông khuyến ngư, các phương tiên thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng vv... Tất cả hợp thành một mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên và không chuyên rất đa dạng về hình thức và nội dung học tập để người học các lứa tuổi có thể chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.
- Du học tự túc hoặc vừa làm vừa học ở nước ngoài để tự trang trải trả học phí và các sinh hoạt khác.
- Lập các học bổng, giải thưởng khuyến học do cá nhân, tổ chức trong hay ngoài nước tài trợ cho những người học có thành tích tốt, người học có hoàn cảnh đặc biệt.
- Tổ chức, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia góp ý vào xây dựng các chính sách liên quan đến giáo dục như chiến lược phát triển GD&ĐT; chương trình sách giáo khoa; cải tiến thi cử; khuyến khích người có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 15
tình độ tham gia viết sách giáo khoa, tài liệu tập huấn, tham gia giảng dạy theo hình thức chính quy và không chính quy.
- Liên kết với các trường nước, ngoài nước trong công tác đào tạo, mời chuyên gia giáo dục ở nước ngoài đến giảng dạy hay quản lý nhà trường, tham gia thiết kế chương trình, sách giáo khoa.
- Thành lập và củng cố các tổ chức như Hội Khuyến học, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, Hội đồng Quốc gia Giáo dục; Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, đưa các tổ chức trên vào hoạt động có quy củ, hiệu quả, thực chất.
- Nhà nước khuyến khích bằng chính sách đối với các cá nhân, tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như giao đất xây dựng (không thu tiền sử dụng đất, miễn đóng thuế giá trị gia tăng, ưu đãi thuế suất, ưu đãi tín dụng..). Nhà nước cho người đi học được vay tiền trong thời gian đi học. Người làm việc trong các cơ sở ngoài công lập; người có công với giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau cũng được Nhà nước xem xét tặng thưởng.
- Nhà nước điều tiết ngân sách và điểm chuẩn thi tuyển theo hướng ưu tiên cho các vùng khó khăn, vùng giáo dục kém phát triển, thành phần nghèo đi học, nâng cao sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục và dạy nghề ở các cấp học, bậc học.