Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng trường học thân

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 50 - 56)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.3.Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng trường học thân

thiện, học sinh tích cực

Các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội đã phối hợp với các nhà trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Kế hoạch liên ngành về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong giai đoạn 2008-2013 đạt được kết quả như sau:

a) Huy động các lực lượng xã hội tham gia tuyên truyền và phát động thi đua trong GDPT

Các cấp, các ngành, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội (Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Khuyến học, Hội cha mẹ học sinh...) theo chức năng, nhiệm vụ đã tham gia tuyên truyền và phát động thi đua trong GDPT với các phong trào, cuộc vận động như: phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; các cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 40

thương -Trách nhiệm”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào “Tuổi trẻ với mùa xuân biên giới”, “Kế hoạch nhỏ”, “Giúp bạn đến trường”, “Kết nghĩa Liên đội do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, Phong trào “Ba đỡ đầu” do Hội Khuyến học chủ trì, cuộc vận động thực hiện “5 không, 3 sạch” do Hội liên hiệp phụ nữ chủ trì...

b) Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, xanh, sạch, đẹp, thu hút học sinh tới trường

Bên cạnh các hoạt động chủ đạo của ngành GD&ĐT, huy động sự tham gia của các tổ chức như: Hội Khuyến học mỗi năm đầu tư khoảng trên 3 tỷ đồng từ Quỹ Khuyến học cho việc khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi. Tỉnh Đoàn có chương trình “Đỡ đầu thường xuyên 1000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”. Hội liên hiệp phụ nữ phối hợp với các đơn vị trường học thành lập các câu lạc bộ “Giáo dục và đời sống” hỗ trợ cha mẹ dạy con em “Học tích cực”; mô hình “Giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”. Công an các địa phương triển khai các nội dung đảm bảo công tác bảo vệ an ninh trật tự ở các trường học...

Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường chưa có nhiều cây xanh; bạo lực học đường còn xảy ra; nhiều thanh thiếu nhi do điều kiện hoàn cảnh khó khăn không tới trường...

c) Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác dạy và học đảm bảo tính hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập

Sở KH&CN, Sở Thông tin và Truyền thông định kỳ tổ chức các hội thi, cuộc thi phát huy sự sáng tạo, tài năng của thanh thiếu nhi, học sinh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng”, “Tin học trẻ”. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát hiện, bồi dưỡng, khuyến khích năng khiếu như Hội thi “Hoạ Mi vàng”, “Tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 41

hát học sinh, sinh viên”, Liên hoan Ban nhạc, nhóm nhảy đẹp”, các hoạt động giao lưu trong nước và quốc tế trong thanh thiếu nhi học sinh... Sở ngoại vụ phối hợp với ngành GD&ĐT có kế hoạch liên kết Việt Nam- Hàn Quốc. Hội cha mẹ học sinh, các cá nhân tích cực ủng hộ tỉnh thần, vật chất cho các hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập do nhà trường và các cấp, các ngành tổ chức...

Nhìn chung các hoạt động đáp ứng tốt nhu cầu, mong muốn của học sinh.

d) Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Mỗi ngành, mỗi tổ chức với chức năng, nhiệm vụ có những hoạt động tham gia rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh khác nhau. Hội liên hiệp phụ nữ vận động các nguồn lực trong và ngoài nước thực hiện các dự án giáo dục kỹ năng phòng chống mua bán người, phòng tránh xâm hại quyền trẻ em, kỹ năng ứng xử trong gia đình và với thày cô, bạn bè cho học sinh. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh; mô hình “Văn phòng tham vấn học đường”. Sở Y tế có các ho ạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên...

Mặc dù đã huy động được sự tham gia của các lực lượng xã hội tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhưng chưa được đồng đều ở các các vùng miền và chưa thường xuyên, liên tục nên còn có tình trạng học sinh bị xâm hại, bị lạm dụng, bị tai nạn thương tích, bị buôn bán, kỹ năng ứng xử không tốt dẫn đến vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội.

e) Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.

Nội dung này được gia đình, nhà trường, các tổ chức (ngành/đoàn thể) liên quan quan tâm phối hợp. Tuy nhiên chưa được duy trì thường xuyên, liên tục và đồng đều ở các địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 42

* Kết quả khảo sát về việc thực hiện các nội dung huy động nguồn lực xã hội để phát triển GDPT:

Bảng 2.11 Kết quả thăm dò ý kiến về huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

TT Nội dung

% ý kiến về mức độ tán thành

(5 là rất tán thành; 1 là rất không tán thành)

5 4 3 2 1

1 Phối hợp các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục NT-GĐ-XH

1.1 Nhân dân trên địa bàn đã có ý thức trách nhiệm và tham gia giáo dục, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ

45 15 20 10 10

1.2 CMHS đã tạo điều kiện cho con em

học tập có chất lượng 45 15 15 15 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Các lực lượng xã hội đã có các hoạt động:

2.1

Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học

40 20 15 10 15

2.2

Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh

45 15 15 15 10

2.3

Tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh

45 20 15 15 05

2.4 Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 43 TT Nội dung % ý kiến về mức độ tán thành (5 là rất tán thành; 1 là rất không tán thành) 5 4 3 2 1 2.5

Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã làm tốt việc động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

40 15 15 15 15

2.6

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục

45 20 15 15 05

2.7

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong và ngoài nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,an toàn

40 15 10 15 20

Qua khảo sát bảng 2.11 cho thấy có trên 40% số người được hỏi đều rất tán thành và cho rằng việc phối hợp các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục NT-GĐ-XH và các lực lượng trong xã hội đã tích cực tham gia vào công tác huy động nguồn lực xã hội để thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tuy nhiên vẫn còn 10% số CMHS chưa có ý thức tạo điều kiện cho con tới trường, họ cho rằng việc giáo dục và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là việc làm của nhà nước và ngành giáo dục chứ không phải việc của họ, có 20% số được học trong các lực lượng xã hội cho rằng việc phối hợp giữa giáo dục trong và ngoài nhà trường với giáo dục ngoài xã hội để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn là chưa chặt chẽ, đồng bộ. Đây là một tỷ lệ không nhỏ làm ảnh hưởng tới quá trình xây dựng trường học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 44

thân thiện, học sinh tích cực mà ngành GD&ĐT Quảng Ninh cần khắc phục trong thời gian tới.

2.3.4. Huy động nguồn lực vật chất cho phát triển GDPT, phát triển mạng lưới trường học ngoài công lập

UBND tỉnh, chính quyền, doanh nghiệp, nhân dân các cấp trong tỉnh theo phân cấp quản lý, điều kiện của địa phương/tổ chức/nhân dân quan tâm tạo điều kiện về quỹ đất để xây dựng, phát triển hệ thống trường, lớp, cả trường công lập, ngoài công lập, các trung tâm giáo dục, ký túc xá, sân chơi, bãi tập, bể bơi, đất cho học sinh và con em thử nghiệm, thực hành kỹ thuật; các huyện như Tiên Yên, Đầm Hà, Ba Chẽ, Cô Tô (khu vực miền núi, hải đảo) hỗ trợ cho giáo viên về đất làm nhà hoặc sản xuất, cải thiện đời sống...

Tính đến năm 2012 toàn tỉnh đã có 23 trường phổ thông ngoài công lập. Chủ yếu tập trung ở các thành phố Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Cẩm phả [34]. Tổng diện tích được giao cho các trường ngoài công lập: 386.817 m2 với hình thức giao đất miễn thu tiền sử dụng đất. Số trường đã được giao đất: 19 trường.

Doanh nghiệp đầu tư, cha mẹ học sinh hỗ trợ trang sắm, nâng cấp về thiết bị dạy và học như máy tính các phương tiện nghe nhìn, nhạc cụ, thư viện, các phương tiện phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ hè... Ví dụ: Chủ đầu tư trường TH-THCS-THPT Văn Lang là Công ty sách và thiết bị trường học đã xây dựng căng tin, phòng sinh hoạt văn nghệ tập thể, phòng học tiếng Anh hiện đại; chủ đầu tư trường TH-THCS Đoàn Thị Điểm (thành phố Hạ Long), trường THPT Chu Văn An (thành phố Móng Cái) xây dựng ký túc xá cho học sinh, giáo viên ở xa, trường TH-THCS Đoàn Thị Điểm còn xây dựng bể bơi, các phòng học năng khiếu nhạc, múa, khiêu vũ, Tiếng Anh; Hội cha mẹ học sinh trường TH Trần Hưng Đạo (TP Hạ Long), TH Mạo Khê (huyện Đông Triều) đã tự nguyện đóng góp tiền để làm mành, rèm che nắng, mưa các cửa, trang bị máy chiếu, máy tính cho 100% các phòng học. Trường THPT Lê Thành Tông đầu tư xây dựng sân vận động, nhà thi đấu đa năng...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 45

Bảng 2.12. Ý kiến về thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp, đa dạng hoá phương thức đào tạo

TT Nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

% ý kiến về mức độ đồng ý

(5 là rất tán thành; 1 là rất không tán thành)

5 4 3 2 1

1 Phát triển mạnh các trường ngoài công lập 30 10 15 20 25

2

Tăng cường các hình thức giáo dục - đào tạo như các lớp học linh hoạt, học tập từ xa có hướng dẫn, học trên truyền hình

30 15 20 15 20

Qua bảng khảo sát 2.12 cho thấy việc thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các loại hình đào tạo thì có 30% số được hỏi rất tán thành phát triển và mở rộng các loại hình trường lớp, đào tạo này. Tuy nhiên, cũng còn có 25% không tán thành với việc phát triển các trường ngoài công lập vì họ cho rằng trường ngoài công lập không đảm bảo chất lượng cho con em họ theo học và chi phí học tập cao hơn các trường công lập. 20% số được hỏi cho rằng các hình thức học tập giáo dục từ xa như học qua mạng, qua truyền hình là không hiệu quả, không đảm bảo chất lượng người học và rất tốn kém, một số cho là không quản lý được con em mình khi tham gia hình thức học tập này. Do vậy đây là một tác nhân cản trở quá trình huy động các nguồn lực phát triển GDPT và ngành GD&ĐT tỉnh cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về lợi ích của các loại hình giáo dục từ xa, quản lý chặt chẽ hơn chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 50 - 56)