8. Kết cấu của đề tài
1.4.5. Phương pháp huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển GDPT
Một số phương pháp thực hiện việc huy động các nguồn lực trong phát triển GDPT là:
- Phương pháp giáo dục: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và
cung cấp thông tin về huy động nguồn lực xã hội nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội tham gia đóng góp phát triển GDPT.
- Phương pháp hành chính: Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính tạo
điều kiện thuận lợi cho huy động nguồn lực phát triển GDPT. Xây dựng các chính sách thực hiện. Tăng cường phân cấp quản lý, thanh tra, kiểm tra.
- Phương pháp kinh tế: Tăng cường quỹ đất xây dựng các trường học và
các công trình phục vụ các hoạt động của các nhà trường. Đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua khen thưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 16
1.4.6. Các điều kiện thực hiện huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển GDPT
Đảng và Nhà nước ta bằng quyền hạn và trách nhiệm của mình cả ở tầm vĩ mô và vi mô phải tạo được các cơ chế, chính sách và thể chế hoá bằng các chủ trương thực hiện huy động các nguồn lực xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý đối với các hoạt động huy động nguồn lực xã hội. Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò của GD&ĐT và ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực trong phát triển GDPT. Tăng cường dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường tạo nên môi trường để nhân dân tích cực trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể hiện nay của giáo dục. Nâng cao mặt bằng dân trí, trau dồi hành vi đạo đức cho thế hệ trẻ theo đúng yêu cầu và mục tiêu của và đất nước.
Ngành GD&ĐT phải chủ động triển khai huy đồng nguồn lực trong phát triển GDPT thông qua đội ngũ quản lý, thông qua đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia vào giáo dục và giảng dạy, đặc biệt là nâng cao chất lượng GD&ĐT, tạo nên những “sản phẩm” giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội ở địa phương, của nhà nước và thời đại. Trong đó đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục và người cán bộ quản lý giáo dục phải năng động và thể hiện vai trò nòng cốt của mình trong việc tham mưu với lãnh đạo địa phương, với các tổ chức, lực lượng xã hội khác...trong việc triển khai chủ trương để mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Các ngành, các cấp phải xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) sao cho phù hợp với hoàn cảnh điều kiện và tính đặc thù của địa phương, góp phần tích cực, chủ động trong việc thực hiện huy động nguồn lực trong phát triển GDPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 17