Giải pháp 2: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 80 - 83)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Giải pháp 2: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận

cộng đồng về việc huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội trong phát triển GDPT

* Mục tiêu

Nhằm thay đổi nhận thức, sự chuyển biến trong hành động, phát huy tối đa nguồn lực từ đối tượng ngoài nhà trường như các tổ chức đoàn thể, các đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 70

vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh và lực lượng trực tiếp làm công tác giáo dục ngay trong các trường phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh. Khắc phục tình trạng nhà trường chỉ chú ý chỉ đạo thực hiện tốt các quy chế về mặt chuyên môn dạy đúng, đủ các môn theo phân phối chương trình, thời gian quy định của Bộ GD&ĐT, thiếu tính thực tiễn, không gắn việc giáo dục phát triển nhân cách kỹ năng sống cho học sinh.

Xác định rõ nguồn lực huy động không chỉ là kinh phí, cơ sở vật chất mà bao gồm nguồn lực con người, về kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động từ phía các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội cùng chung mục đích giáo dục toàn diện cho học sinh bậc phổ thông.

* Nội dung

Tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, các chương trình, đề án phát triển GDPT và kế hoạch huy động các nguồn lực xã hội cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giáo viên các nhà trường phổ thông; cán bộ các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, gia đình và toàn xã hội, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong công tác huy động nguồn lực phục vụ phát triển giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng học sinh.

Đổi mới và đa dạng hóa hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội huy động được trong công tác giáo dục, đảm bảo đầu ra cho hoạt động, học sinh được hưởng các dịch vụ, hoạt động học tập, giáo dục phù hợp với chất lượng tốt.

* Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện.

- Hàng năm, cùng với tổng kết đánh giá kết quả năm học, Sở GD&ĐT cần đánh giá sâu công tác huy động và sử dụng nguồn lực phục vụ công tác giáo dục trong năm học, xác định rõ tồn tại, hạn chế, đề ra những giải pháp cụ thể, kiến nghị đề xuất với đơn vị quản lý cấp trên về cấp trên nguồn lực.

- Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực xã hội trong năm học tiếp theo, đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền để tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 71

chức triển khai, thực hiện trong cả hệ thống giáo dục, toàn xã hội. (Kế hoạch cụ

thể, chí tiết, phù hợp cho từng địa phương, từng vùng, miền, từng loại trường, lớp, giải pháp huy động v.v...). Đảm bảo sự đồng thuận, thống nhất của các lực

lượng trong xã hội, coi đây là trách nhiệm chung, khắc phục tình trạng các nguồn lực đóng góp cho giáo dục bị coi là không đúng quy định bởi phạm vi hạn chế của quy định các khoản thu nộp trong nhà trường.

- Ngành GD&ĐT tổ chức tập huấn, hướng dẫn, triển khai kế hoạch cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về nội dung chương trình, kế hoạch huy động nguồn lực cho công tác giáo dục của các trường phổ thông.

- Các trường phổ thông tổ chức họp Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ huynh học sinh các trường phổ biến, tuyên truyền chủ trương, kế hoạch huy động nguồn lực của trường. Giáo viên các lớp học có trách nhiệm họp phu huynh học sinh để thông tin, tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận cha mẹ học sinh.

- Các đoàn thể, tổ chức xã hội có trách nhiệm trong việc xây dựng văn bản chỉ đạo, lồng ghép triển khai trong các buổi tập huấn, hội nghị chuyên đề của ngành, địa phương về huy động các nguồn lực xã hội và phối hợp hoạt động giáo dục đến cán bộ, đoàn viên, hội viên, nhân dân nhằm đạt được kết quả huy động nguồn lực cao nhất.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh đến cơ sở về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của chính sách, kế hoạch huy động nguồn lực cho công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội

- Phân bổ nguồn lực huy động một cách hợp lý trong công tác giáo dục, đầu tư vào các hoạt động mua sắm thiết bị giảng dạy, tạo sân chơi, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách, dạy nghề, tổ chức khóa học trải nghiệm, thực tế v.v...

Công tác tuyên truyền đi trước một bước để tạo ra nhận thức chung, có sự đồng thuận của các ban, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 72

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 80 - 83)