Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 46 - 50)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.2.Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh

các lực lượng xã hội về huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT

a) Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT

Qua khảo sát nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác huy động nguồn lực để phát triển GDPT với các đối tượng là cán bộ quản lý (50 người), giáo viên (200 người), cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội khác (250 người). Cho thấy số liệu nhận thức về tầm quan trọng của công tác huy động nguồn lực để phát triển GDPT như sau:

Bảng 2.8. Nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT

Nội dung khảo sát

Đối tƣợng khảo sát CB QLGD GV CMHS, các LLXH khác SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Huy động các nguồn lực xã hội để phát

triển GDPT là quan trọng và cần thiết. 50 100 170 85 200 80 Huy động các nguồn lực xã hội để

phát triển GDPT có nghĩa là huy động tiền của vật chất cho giáo dục.

4 8 30 15 130 52

Huy động nguồn lực để phát triển GDPT là huy động và tổ chức toàn xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho sự phát triển giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 36

Theo số liệu khảo sát (bảng 2.8) cho thấy 100% CBQL và 85% giáo viên đều nhận thức rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT, 80% cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội khác đánh giá là rất quan trọng và cần thiết. Như vậy vấn đề huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT đã có vị trí nhất định trong ý thức xã hội.

Tuy nhiên, vấn đề huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT ở khía cạnh chỉ là sự đóng góp tiền của cho giáo dục thì phần lớn cha mẹ học sinh (52%), một phần cán bộ quản lý (8%) và giáo viên (15%) cho là như vậy, nên nhận thức về ý nghĩa xã hội hoá giáo dục chưa đúng đắn. Do đó sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác huy động nguồn lực để phát triển GDPT.

Với mục đích huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục phổ thông là tổ chức toàn xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho sự phát triển giáo dục thì có 92% số CBQL, 55% giáo viên và 30% CMHS và các lực lượng xã hội khác được hỏi cho là rất quan trọng và có ý nghĩa, như vậy còn một bộ phận không nhỏ giáo viên và CMHS, các lực lượng xã hội cho rằng điều này là không quan trọng. Vì vậy đây cũng là vấn đề không ít khó khăn khi thực hiện công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT Quảng Ninh.

b) Nhận thức về mục tiêu của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự chủ động của ngành GD&ĐT, sự phối kết hợp chặt chẽ đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể đã góp phần nâng cao nhận thức về mục tiêu của công tác huy động nguồn lực để phát triển GDPT. (Theo các mức độ rất quan trọng - RQT; quan trọng - QT; không quan trọng - KQT). Qua khảo sát chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 37

Bảng 2.9. Nhận thức về mục tiêu của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT

Mục tiêu

% Ý kiến về mức độ quan trọng

RQT QT KQT

Huy động được mọi người tham gia 89 7 4

Đóng góp tiền, của cho giáo dục 88 4.4 7.6

Giảm bớt ngân sách đầu tư cho giáo dục 87 8.4 4.6 Xã hội tham gia vào quản lý và điều hành giáo dục 64.8 24.4 10.8 Sản phẩm của giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân

lực hiện nay 64.4 26.8 8.8

Mọi người đều được hưởng quyền lợi giáo dục 91.2 7.4 1.6 Thực hiện tốt mối quan hệ nhà trường- gia đình- xã hội 89.2 5.6 5.2 Phát huy vai trò của nhà trường trong phát triển kinh tế 55.6 24.6 19.8 Có cơ hội đi làm hoặc tiếp tục học chuyên nghiệp 95.6 4.4 0 Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.9 cho thấy các đối tượng được khảo sát đều nhận thức đúng đắn về mục tiêu của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Với mục tiêu để mọi người được hưởng quyền lợi giáo dục đã được các đối tượng trong diện khảo sát đánh giá ở mức độ cao (91.2%). Ý kiến đánh giá mục tiêu của công tác huy động nguồn lực để phát triển giáo dục về việc huy động tất cả mọi người tham gia, hưởng quyền lợi từ giáo dục, thực hiện tốt mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội; mục tiêu sản phẩm của giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực hiện nay... là khá cao (từ 64.4% đến 89%), trong đó đặc biệt ý kiến đánh giá mục tiêu có cơ hội đi làm hoặc tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất (100%). Tuy nhiên, bên cạnh sự nhận thức đúng đắn về mục tiêu của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục còn có một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh đánh giá mức độ không quan trọng về mục tiêu phát huy vai trò nhà trường trong phát triển kinh tế (19.8%) là còn cao, do đó ảnh hưởng phần nào đến quá trình thực hiện cũng như hiệu quả của công tác công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 38

huy động nguồn lực để phát triển GDPT. Vì vậy, vấn đề nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT là nội dung cần được quan tâm và chú trọng.

c) Nhận thức về lợi ích của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT

Qua khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội về nhận thức lợi ích của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT có kết quả như sau:

Bảng 2.10. Nhận thức về lợi ích của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung CBQL GV CMHS và các

LLXH khác Tổng số Tỉ lệ (%)

Bổ sung cơ sở vật chất cho

nhà trường 50 178 220 448 89.6

Đời sống của giáo viên được

cải thiện 30 98 200 328 65.6

Đáp ứng nhu cầu GDPT 47 166 223 436 87.2

Nâng cao chất lượng GDPT 50 192 124 366 73.2

Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo cơ hội cho học sinh phát triển nhân cách

46 188 221 455 91

Qua bảng khảo sát 2.10 cho thấy nhận thức về lợi ích của công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT về “xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tạo cơ hội cho học sinh phát triển nhân cách” được đánh giá cao nhất với 91%. Nội dung “Đáp ứng nhu cầu GDPT” và nội dung “Bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường” được các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức độ (trên 87.2%). Qua đó cho thấy ngành GD&ĐT đã làm tốt 3 nội dung này trong thời gian qua. Tuy nhiên, nội dung về nâng cao đời sống giáo viên và nâng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 39

chất lượng GDPT chiếm tỷ lệ chưa cao (65.6% và 73.2%). Vì vậy ngành GD&ĐT cần có giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện hơn vấn đề này.

Tóm lại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhận thức về công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDPT của nhân dân nói chung và của CMHS đã được một số chủ trương chính sách của cấp uỷ chính quyền khơi dậy ở mức độ ban đầu là tham gia đóng góp một số khoản kinh phí để hỗ trợ việc dạy và học. Các tầng lớp nhân dân nói chung và các tổ chức xã hội cũng đã có những hành động tích cực trong việc phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục. Tuy nhiên thực trạng nhận thức của nhân dân nói chung và của CMHS về việc huy động các nguồn lực xã hội còn nhiều vấn đề chưa đầy đủ. Thậm chí khía cạnh huy động nguồn lực còn bị hiểu một cách sai lệch, hoặc còn có tư tưởng thậm chí ỷ lại vào nhà nước, cho rằng việc học tập của con em là trách nhiệm của chính quyền. Một bộ phận không nhỏ CMHS có quan niệm rằng gia đình có trách nhiệm đóng học phí cho con em đi học, còn việc giảng dạy kiến thức và giáo dục hoàn toàn là trách nhiệm của nhà trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phát triển giáo dục phổ thông ở Quảng Ninh (Trang 46 - 50)