Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động truyền hình

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 119 - 123)

VII. Kết cấu của luận văn:

3.2.5.Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động truyền hình

10 giây 15 giây 20 giây 30 giây

3.2.5.Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động truyền hình

Tăng cường hợp tác với các tổ chức truyền hình quốc tế, chú trọng các tổ chức truyền hình đã có mối quan hệ truyền thống; chủ động tham gia các hoạt động và phát huy vai trò của Đài Truyền hình Việt Nam trong các tổ chức truyền hình quốc tế. Đẩy mạnh trao đổi các chương trình truyền hình, các hoạt động thông tin đối ngoại và quảng bá cho Đài Truyền hình Việt Nam. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính của các nước và các tổ chức quốc tế để phát triển Đài Truyền hình Việt Nam.

3.2.6.. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động dịch vụ truyền hình

Bộ Thông tin Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, hoàn chỉnh việc xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống các Đài phát

thanh, truyền hình địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam, và sự phát triển của công nghệ phát thanh, truyền hình; bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tận dụng và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam .

Thực hiện Kế hoạch thanh tra về đầu tư, mua sắm trang thiết bị và quy hoạch đối với các Đài phát thanh, truyền hình địa phương, Yêu cầu Thanh tra các đơn vị liên quan , tập trung chỉ đạo việc thanh tra thường xuyên bảo đảm tiến độ và chất lượng; chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm, thu hồi triệt để, tiền vốn của Nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt.

Bộ Tài chính chỉ đạo Cục thuế các tỉnh, thành phố rà soát lại việc thu nộp thuế VAT, thuế nhập khẩu đối với các thiết bị cung cấp cho các Dự án truyền hình các dịch vụ sản xuất truyền hình… để có biện pháp xử lý thích hợp.Trong hoạt động dịch vụ truyền hình dể xẩy ra hiện tượng tham nhũng, vấn đề này cũng được lãnh đạo Đài THVN chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra qua đó, Năm 2010 Ban Kiểm tra Đài Truyền hình Việt Nam đã tiến hành 10 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 10 đơn vị,

Nhìn chung qua công tác kiểm tra sai phạm, thiếu sót chủ yếu ở các đơn vị là chưa chú trọng đến việc phân cấp trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đến các phòng, bộ phận, cá nhân cấp dưới, việc xây dựng văn bản trong nhóm các giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng chống tham nhũng của Đài Truyền hình Việt Nam còn chậm… Qua công tác kiểm tra về nhận thức, hành động của đơn vị, người đứng đầu đơn vị là đối tượng kiểm tra đã có những chuyển biến rõ rệt. Lãnh đạo các đơn vị đã quan tâm, chú trọng ban hành các giải pháp để PCTN như: Quy chế quản lý và khai thác chương trình phát sóng; Quy chế quản lý tài chính của các cơ quan thường trú tại nước ngoài; Quy chế quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam; xây

dựng quy trình tổ chức sản xuất tin, bài, sản phẩm, phân bậc và đánh giá chất lượng công trình…

KẾT LUẬN

Truyền hình đang là lĩnh vực thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Công nghệ kinh doanh truyền hình hiện nay và tương lai ở Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp nó không còn đơn giản như cách đây hơn 10 năm, khi truyền hình mới được xã hội hóa bắt đầu từ hình thức nhận tài trợ hay bán quảng cáo trên sóng. Việt Nam hiện nay có khoảng 86 triệu dân và có đến 67 đài truyền hình từ trung ương đến địa phương với gần 100 kênh truyền hình đang phát sóng qua các loại hình công nghệ khác nhau. Nhưng thực tế không có quá 10 đài tham gia vào cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thị trường truyền hình. Công nghệ kinh doanh truyền hình hiện nay và tương lai ở Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp vì vậy để hoạt động truyền hình thực sự là món ăn tinh thần của mọi người dân, nhưng đồng thời lại là công cụ hữu hiệu cho Nhà nước trong thực hiện các mục

tiêu chính trị thì không thể xem nhẹ vai trò nhà nước đối với xã hội hoá hoạt động truyền hình ở Việt Nam.

Thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra, luận văn đã giải quyết được một só nội dung cả về lý luận và thực tiễn sau đây:

1 - Nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xã hội hoá và xã hội hoá truyền hình. Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền .

2 - Đánh giá thực trạng vai trò của nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam trên cả 2 mặt: Thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những thành tựu, tồn tại đó.

3 - Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò quản lý của nhà nước trong công tác xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam trong thời gian tới

Trong thời đại hiện nay, truyền hình ngày càng khẳng định vai trò của mình, tỏ rõ ưu thế vượt trội trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Do yêu cầu khách quan của giai đoạn mới mà truyền hình phải tăng tốc phát triển và xã hội hóa chính là con đường đúng đắn để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành truyền hình nước nhà. Bản chất của xã hội hóa truyền hình không phải là vì tiền mà nhằm lôi kéo nhiều đơn vị, tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất chương trình để giảm tải cho nhà đài và tạo ra các chương trình truyền hình chất lượng cao, tận dụng được nguồn vốn và trí tuệ xã hội. Mặt khác xã hội hóa truyền hình cũng có tác động xóa bỏ phần nào sự độc quyền của đài truyền hình trong sự áp đặt về mức khoán và các chi phí đầu tư. Nhưng cũng cần nhận thức đúng xã hội hóa truyền hình không có nghĩa là bỏ trống hay rút lui trận địa, là khoán trắng mọi việc cho bên ngoài mà trái lại còn nhấn mạnh đến định hướng về nội dung lẫn hình thức thể

hiện, phù hợp với luật lệ và các quy định của xã hội. Từ đó dẫn tới mô hình tổ chức ở một số đài chuyển dần theo cơ chế sản xuất với hàm lượng trí tuệ cao.

Để giúp các đài làm tốt việc điều chỉnh một cách chủ động và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thì cần phải tăng cường vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình, xem đây là điều kiện vô cùng quan trọng mang lại hiệu quả to lớn cả trong giai đoạn trước mắt và lâu dài đối với hoạt động truyền hình ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 119 - 123)