Chỉ đạo trong xã hội hoá phát triển mạng lưới truyền hình

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 74 - 76)

VII. Kết cấu của luận văn:

2.2.2.Chỉ đạo trong xã hội hoá phát triển mạng lưới truyền hình

19 Chúng Tôi Là Chiến Sỹ Phát chính: 20 giờ thứ Bẩy hàng tuần

2.2.2.Chỉ đạo trong xã hội hoá phát triển mạng lưới truyền hình

Thông tư 19/2009/TT - BTTT quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình đã chính thức có hiệu lực tròn một năm. Chưa phải là một khoảng thời gian dài, nhưng cũng đã đủ để nhìn lại, để có thể đánh giá bước đầu về những gì đã làm được, khi văn bản từ con chữ trên giấy đi vào thực tế cuộc sống.

Hoạt động liên kết là “hợp tác giữa một bên là đài phát thanh, truyền hình với một bên là đối tác liên kết để tạo ra một phần hoặc toàn bộ sản phẩm liên kết”. Trong đó, “quyền lợi của đối tác liên kết được trả bằng quyền lợi từ hoạt động quảng cáo, tài trợ hoặc từ nguồn thu phí phát thanh, truyền hình theo một phương thức nhất định khi phát sóng chính sản phẩm liên kết của đài phát thanh, truyền hình”. Các hình thức hoạt động liên kết bao gồm: 1. Trao đổi bản quyền chương trình hoàn chỉnh; 2. Trao đổi bản quyền định dạng chương trình; 3. Tổ chức sản xuất chương trình hoặc một phần chương trình; 4. Tổ chức sản xuất toàn bộ kênh chương trình. Điều kiện của đối tác liên kết: 1. Có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam; 2. Đã sản xuất hoặc tham gia sản xuất tối thiểu 03 (ba) chương trình phát thanh, truyền hình được phát sóng khi thực hiện hình thức liên kết quy định tại khoản 3, khoản 4, điều 3 Thông tư này; 3. Có phương án bảo đảm nguồn lực tài chính, nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện Hợp đồng liên kết.

Truyền hình là một loại truyền thông rất tốn kém nên vấn đề liên kết về tài chính lại càng trở nên quan trọng. Nhưng ai sẽ là người cung cấp tài chính cho truyền hình? Phải tham gia vào tiến trình xã hội hóa, trước hết là xã hội hóa về nguồn kinh phí đầu tư cho sản xuất các chương trình, truyền hình mới có điều kiện phát triển. Quá trình này đã diễn ra và chắc chắn sẽ diễn ra rất nhanh trong thời gian tới. Trước đây nguồn kinh phí đầu tư cho truyền hình chủ yếu là từ ngân sách. Đó là điều kiện cần thiết cho giai đoạn đầu của truyền hình. Nhưng chỉ trông vào nguồn kinh phí từ ngân sách sẽ là rất khó khăn cho sự phát triển của truyền hình trong điều kiện hiện tại và những năm sau này. Trong 3 năm 1996 đến 1998 thời lượng phát sóng qua vệ tinh gấp đôi nhưng kinh phí từ ngân sách gần như không thay đổi. Đây là một nghịch lý trong tiến tình phát triển. Tình hình trên chỉ thực sự được cải thiện khi truyền hình Việt Nam được phép thực hiện cơ chế khoán thu chi để có điều kiện thu hút các nguồn kinh phí trong xã hội vào việc sản xuất các chương trình. Đến nay, nguồn thu từ quảng cáo đã tăng gấp nhiều lần so với trước, đạt được hàng trăm tỷ mỗi năm. Theo con số thống kê gần đây, riêng thu từ quảng cáo, truyền hình Việt Nam và truyền hình thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đã thu được trên 1.300 tỷ đồng. Và trên 20% số đó đã được dùng trở lại để đầu tư cho sản xuất chương trình. Nếu tính con số tuyệt đối thì tiền thu từ quảng cáo đến nay vượt kinh phí chi thường xuyên, bước đầu cải thiện nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động sản xuất chương trình.

Ngoài nguồn thu từ quảng cáo, truyền hình Việt Nam cũng đang quan tâm phát triển mạng truyền hình trả tiền và khuyến khích nhiều nguồn đầu tư khác trong xã hội cho hoạt động sản xuất chương trình. Đã có nhiều khâu, nhiều công đoạn của truyền hình có sự tham gia của các thành phần trong xã hội để tổ chức, dàn dựng bối cảnh. Ví dụ: Chương trình Nhà nông đua tài:

Tiền tổ chức thực hiện là do các cấp hội nông dân Việt Nam huy động.Truyền hình chỉ trả chi phí cho kíp sản xuất. Các chương trình "Chiếc nón kỳ diệu",

"Hãy chọn giá đúng", "Đường lên đỉnh Olimpia" và ngay cả các chương trình tuyên truyền chính trị như: "Người đương thời", "Vì người nghèo"… đều được sản xuất từ một phần kinh phí của các doanh nghiệp tài trợ… Điều này, đã trở nên rất có tác dụng trong khi tiềm lực của truyền hình còn nhiều hạn chế. Tất cả những điều đó đều đã và đang tích cực tạo nên một diện mạo của Truyền hình Việt Nam hôm nay.

Tuy điều kiện về tài chính đã cải thiện nhiều so với trước, nhưng nhìn chung, các nguồn thu này còn quá khiêm tốn so với hàng nghìn tỷ đồng cần phải có đầu tư xây dựng trung tâm truyền hình Việt Nam. Để có đủ điều kiện đầu tư cho phát triển, đa dạng hóa các nguồn thu, xã hội hóa về mặt kinh phí là một xu thế tất yếu đối với truyền hình Việt Nam trong những năm tới. Theo thống kê của Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian qua nhiều chương trình được xã hội hoá; đã có nhiều chương trình hay, chất lượng tốt đã góp phần xây dựng uy tín cho Đài THVN. Trong Quá trình này Đài TH ghi nhận có sự đóng góp to lớn của các công ty, đơn vị, tập thể bên ngoài đã tham gia tích cực trong việc đóng góp nguồn vốn, và nhân lực trong việc xây dựng các chương trình truyền hình.

Theo thống kê của Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian qua nhiều chương trình được xã hội hoá; đã có nhiều chương trình hay, chất lượng tốt đã góp phần xây dựng uy tín cho Đài THVN. Trong Quá trình này Đài TH ghi nhận có sự đóng góp to lớn của các công ty, đơn vị, tập thể bên ngoài đã tham gia tích cực trong việc đóng góp nguồn vốn, và nhân lực trong việc xây dựng các chương trình truyền hình.

Bảng 2.5. Nguồn vốn để thực hiện xã hội hoá Truyền hình

STT Tên chương trình xã hội hóa

Phát sóng trên kênh

Đơn vị thực hiện liên kết XHH

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 74 - 76)