Nội dung vai trò của nhà nước trong xã hội hoá truyền hình

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 40 - 46)

VII. Kết cấu của luận văn:

1.2.2.Nội dung vai trò của nhà nước trong xã hội hoá truyền hình

Ở VIỆT NAM

1.2.2.Nội dung vai trò của nhà nước trong xã hội hoá truyền hình

Nhà nước của bất kỳ chế độ nào cũng bao gồm hai chức năng cơ bản: chức năng quản lý (hay còn gọi là chức năng cai trị) và chức năng phục vụ (hay còn gọi là chức năng cung cấp dịch vụ cho xã hội). Hai chức năng này thâm nhập vào nhau, trong đó chức năng phục vụ là chủ yếu, chức năng quản lý xét đến cùng cũng nhằm phục vụ. Với chức năng phục vụ, nhà nước có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội. Bên cạnh đó, với chức năng quản lý, nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý và điều tiết xã hội nói chung. Nhà nước bằng quyền lực của mình, thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, để quản lý và điều tiết hoạt động kinh tế, và các dịch vụ công, qua đó làm tăng hiệu quả cung ứng dịch vụ công trong toàn xã hội.

Dịch vụ truyền hình cũng là một loại dịch vụ công. Với chủ trương xã hội hóa truyền hình, vai trò của Nhà nước trong quá trình này được thể hiện tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, Nhà nước phải xây dựng được chiến lược quốc gia về xã hội hóa truyền hình, gắn với đó là xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới truyền hình quốc gia.

Ỏ Việt nam, nhiều năm qua, Nhà nước luôn luôn quan tâm tới các yếu tố về truyền thông mà đặc biệt là truyền hình trong chiến lược phát triển của xã hội. Hiện nay, mỗi tỉnh có một Đài, một lãnh địa riêng. Sóng truyền hình của các tỉnh cài răng lược vào nhau, công suất phát sóng của các kênh PTTH âm thầm tăng lên dành thị phần khán thính giả. Thừa và thiếu lẫn lộn. Báo chí có nêu hiện tượng "loạn gameshow", được dư luận phản hồi khá mạnh. Mặc dù phần lớn ý kiến chỉ nhắm tới các “đại gia” vốn đã vươn cánh sóng ra xa bằng nhiều phương cách, nhưng nó vẫn phản ánh tình trạng khủng hoảng "thừa kênh sóng – thiếu chương trình" của làng truyền hình cả nước. Ngân sách nhà nước dành cho các Đài chỉ đủ đáp ứng nhiệm vụ chính trị. Trong khi nhu cầu thông tin, giải trí của người dân ngày càng cao nên xu thế xã hội hóa truyền hình là hướng đi đúng trong giai đoạn hội nhập. Xu thế đó được TS.Trần Đăng Tuấn – Nguyên Phó Tổng giám đốc VTV - nhấn mạnh là “cần khai thác các nguồn lực của xã hội để làm truyền hình”. Các công ty truyền thông ra đời những năm qua như nấm mọc sau mưa. Họ bỏ vốn sản xuất chương trình để đổi lấy quảng cáo và kinh doanh thương quyền quảng cáo. Thị trường kinh doanh quảng cáo cả nước hiện nay cũng "bát nháo" như chứng khoán thời hoang dã và đang bị một số đại gia thao túng (giá ảo nhiều hơn giá thật).

Ở nước ta, trong một thời gian rất dài người dân quen với truyền hình miễn phí, truyền hình phục vụ nên việc phát triển truyền hình trả tiền ở nhiều nơi nước ta không phải dễ dàng. Bản thân ngành truyền hình, với tư cách một

ngành dịch vụ, có doanh thu không nhỏ mỗi năm, vẫn chưa được xem là ngành kinh tế, mà chỉ là hoạt động báo chí. Thực tế này dẫn đến nhiều hoạt động trong lĩnh vực truyền hình chưa chuyên nghiệp cả trong hoạt động báo chí truyền hình lẫn dịch vụ, cả trong việc phát triển công nghệ lẫn tổ chức con người. Thực trạng này, được thể hiện trên nhiều mặt như:

- Tình trạng lãng phí cơ sở hạ tầng truyền thông vẫn mang tính phổ biến. Hiện tượng mỗi tỉnh một Đài, một anten lớn, cả nước có không biết bao nhiêu cột anten. Như vậy là thừa công suất bởi một cột anten có thể làm chức năng cho hàng chục kênh sóng truyền hình, hàng chục kênh phát thanh và hàng chục kênh di động, chưa kể hàng chục chảo viba. Điều này gợi lên một vấn đề lớn về mặt chiến lược, đó là quy hoạch truyền hình về phương diện kỹ thuật còn đang bị bỏ lửng. Trong thực tế ở nước ta, thì ngành nào, vùng nào, cơ quan nào cũng có quy hoạch tổng thể đến những năm 2020, 2030 và tầm nhìn xa hơn nữa. Nhưng quy hoạch truyền hình của nước ta lại ở trong tình trạng chưa ký ráo mực đã thấy lạc hậu vì không đón đầu công nghệ và không dự đoán trước sự phát triển của nó ở Việt Nam. Cơ số kênh analog cho truyền hình dường như đã hết nhưng đơn xin thêm kênh ở Cục Tần số (Bộ Bưu chính – Viễn thông) còn khá nhiều. Truyền hình số (mặt đất, vệ tinh) và truyền hình cáp (cable) ra đời... như một tất yếu nhưng vẫn chưa đúng lộ trình quy hoạch. Đi tiên phong là Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, một “nhân vật” thoát thai từ VTV nên biết “nghề”, nay trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, nên có ưu thế hạ tầng: trục cáp quang Bắc Nam, các dịch vụ kỹ thuật khác… Kỹ thuật số mặt đất (terrestrial digital) là công nghệ mà VTC dự đoán sẽ là món ăn truyền hình chính trong bữa tiệc TV của mọi nhà. VTV phát triển hệ thống cáp VCTV (Vietnam Cable TV), Đài Hà Nội lập hệ thống HCTV (Hanoi Cable TV), VTV liên kết với Saigontourist lập ra SCTV (Saigon Cable TV) cho các thành phố lớn. Sau đó, VTV phát triển rầm rộ

truyền hình DTH (Direct To Home), tức dịch vụ kỹ thuật số vệ tinh (satellite digital) phục vụ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa… mục đích là phá vùng lõm. HTV (TP. Hồ Chí Minh) cũng phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân phát triển hệ thống cable HTVC và hiện nay đã vươn tới nhiều tỉnh thành khác. Đó là chưa kể các dịch vụ MMDS (Multichannel Multipoint Distribution) của SCTV, truyền hình internet của FPT

- Trong quá trình thực hiện chương trình xã hội hoá truyền hình, Đài Bình Dương một thời phối hợp với VTC làm anten tự đứng cao nhất Việt Nam (250m) và phát triển truyền hình số cũng khá ồn ào. Sau này do chuyện bản quyền nên thị phần truyền hình số BTV bị thu lại. Hiện nay họ đã “bán” các kênh sóng này cho công ty tư nhân làm truyền hình (cái này cũng được gọi là xã hội hóa) giống như VietNamNet “mua” một kênh của Hà Nội. Trong tương lai, các tờ báo lớn (ít nhất là lớn về khả năng đầu tư tài chính) sẽ có kênh truyền hình riêng, nếu không được phép phát analog thì mảnh đất truyền hình số còn khá mênh mông. Các công ty truyền thông nhỏ ở Việt Nam sẽ tranh thủ xí “đất” của các kênh số để sau này bán cho các đại gia nước ngoài làm các kênh hướng đối tượng như “home shopping”, dạy học, thời trang v.v…

- Truyền hình số phát triển ồn ào thế nhưng thị phần quảng cáo thì không thể tranh được với truyền hình analog. Thế nên, các đài vẫn phải bổ sung thêm ít nhất một kênh analgo cho mình. Bằng chứng cho chuyện này là mới đây VTC chính thức khai trương kênh analog thứ 2 tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – kênh VTC5, sau kênh VTC1. Rất nhiều tỉnh nhỏ, tỉnh mới tách vẫn tiếp tục xây anten tự đứng 120m, máy phát công suất 20kW vẫn tiếp tục được nhập dù dân số và sức mua của tỉnh đó chỉ bằng một góc nhỏ của thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Lại một lần nữa, bài toán quy hoạch truyền hình (về phương diện kỹ thuật) đang đặt ra đòi hỏi phải có vai trò ”nhạc trưởng” của nhà nước..

Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ truyền hình và liên kết trong các hoạt động phát triển chương trình truyền hình

Thực hiện vai trò này, nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế: nhà nước, tư nhân và các tổ chức xã hội trong và ngoài nước gia cung ứng dịch vụ truyền hình. Cơ chế, chính sách ấy bao gồm: vạch rõ những mảng dịch vụ truyền hình cần khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách thuế, các điều kiện vật chất, các chính sách đào tạo, kiểm tra và kiểm soát,... Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý chung cho tất cả các đơn vị cung ứng dịch vụ truyền hình đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà cung ứng dịch vụ truyền hình. Không chỉ như vậy, Nhà nước còn cần phải chuyển một phần hoạt động cung ứng dịch vụ truyền hình cho thị trường dưới các hình thức:

+ Uỷ quyền cho các công ty tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ cung ứng một số dịch vụ truyền hình mà nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và thường có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Các công ty tư nhân hoặc tổ chức liên kết phải tuân thủ những điều kiện do nhà nước quy định

+ Liên doanh cung ứng dịch vụ truyền hình giữa nhà nước và một số đối tác trên cơ sở đóng góp nguồn lực, chia sẻ rủi ro và cùng phân chia lợi nhuận. Hình thức này cho phép nhà nước giảm phần đầu tư từ ngân sách cho dịch vụ truyền hình mà vẫn tham gia quản lý trực tiếp và thường xuyên các dịch vụ này nhằm đảm bảo lợi ích chung.

+ Chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ truyền hình cho các tổ chức khác đối với các dịch vụ mà các tổ chức này có điều kiện thực hiện có hiệu quả hơn.

+ Nhà nước bán phương tiện và quyền chi phối của mình đối với dịch vụ nào đó cho tư nhân song vẫn giám sát và đảm bảo lợi ích công bằng pháp luật.

+ Mua dịch vụ phục vụ truyền hình từ khu vực tư nhân đối với các dịch vụ mà tư nhân có thể làm tốt và giảm được số người làm việc trong các cơ sở truyền hình của nhà nước

Thứ ba, Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý và thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ truyền hình

Xét cho cùng, nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước xã hội về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ truyền hình, kể cả các dịch vụ truyền hình được thực hiện bởi các công ty tư nhân hay các tổ chức kinh tế-xã hội. Trong khi đó, đối với các công ty tư nhân, các tổ chức, cá nhân đảm nhận các dịch vụ truyền hình, lợi ích của chính bản thân họ không phải bao giờ cũng thống nhất với lợi ích của xã hội. Vì vậy, nhà nước phải tạo ra cơ chế để các tổ chức và cá nhân khi đảm nhận các dịch vụ truyền hình thực hiện mục tiêu xã hội. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ truyền hình để đánh giá hoạt động của các đơn vị cung cấp, giám sát và kiểm tra hoạt động của các cơ sở này. Nhà nước cần định hướng phát triển đối với khu vực tư nhân, hướng khu vực tư nhân vào những lĩnh vực mà tư nhân hoạt động hiệu quả, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm không ngừng cải tiến việc cung ứng dịch vụ truyền hình cho xã hội. Điều cốt lõi là nhà nước phải cân nhắc, tính toán và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, của xã hội với lợi ích của tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ truyền hình .

Thứ tư, Nhà nước vừa với tư cách là một cơ quan quản lý, lại vừa với tư cách là một chủ thể giữ vai trò nòng cốt trong việc cung ứng chương trình truyền hình.

Theo hình thức này, nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp cung ứng dịch vụ truyền hình trong các trường hợp mà chỉ có cơ sở nhà nước với sự tập trung đội ngũ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại, đắt tiền mới có đủ trình

độ chuyên môn để làm. Nhà nước với vai trò chủ đạo của mình, cũng trực tiếp cung ứng các dịch vụ truyền hình thuộc các lĩnh vực và địa bàn không thuận lợi cung ứng (ví dụ vùng sâu, vùng xa) mà thị trường không thể hoặc không muốn tham gia do chi phí quá lớn hay không có lợi nhuận.

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 40 - 46)