Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 95 - 98)

VII. Kết cấu của luận văn:

10 giây 15 giây 20 giây 30 giây

2.3.2.1. Nguyên nhân của những tồn tạ

Những tồn tại và hạn chế trong xã hội hoá truyền hình ở nước ta hiện nay được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Tình trạng bán kênh truyền hình chưa được kiểm soát: Hầu hết các đài truyền hình lớn trên cả nước đều có vài kênh, như: VTV, VTC, HTV, BTV, ĐN…, chưa kể số lượng kênh trên truyền hình cáp: HTVC, SCTV, VCTV... đã được nhà nước khuyến khích, cho phép xã hội hóa. Bây giờ đầu tư kinh doanh sóng truyền hình được xem vừa thức thời, khuếch trương thanh thế, vừa chứng tỏ “đẳng cấp” doanh nghiệp. Trên thực tế, với danh nghĩa xã hội hóa truyền hình, đã có rất nhiều kênh truyền hình do các đơn vị tư nhân thực hiện toàn bộ nội dung phát sóng. Ai trong nghề cũng biết: HTV1 là của Công ty Vân Thanh Long, HTV2 của Đất Việt, HTV3 của Trí Việt Media, YAN TV (SCTV) của Quỹ đầu tư IDG, VBC (VTC5) của Tập đoàn Tân Tạo, Today TV (VTC7) của Công ty cổ phần Quốc tế truyền thông IMC (với các cổ đông Habubank, Tân Hiệp Phát, bánh Kinh Đô…), LesViet (VTC9) của Lasta… Còn rất nhiều các công ty nhỏ hơn không đủ khả năng mua nguyên kênh thì mua giờ phát sóng. Hình thức mua bán cũng tùy từng đài truyền hình. Phương thức phổ biến nhất hiện nay là đơn vị kinh doanh nộp cho đài truyền hình một khoản tương đương một năm khai thác (do hai bên thỏa thuận), phần nội dung đơn vị tự lên kế hoạch, khung chương trình sau đó đưa đài duyệt. Chính vì giao kênh cho tư nhân kinh doanh, nên bản chất, tiêu chí kênh cũng vì đó biến hóa theo thời gian. Thời gian qua, có nhiều kênh truyền hình đã bị Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM rà soát, thanh tra, kiểm tra buộc ngưng phát sóng vì không có giấy phép hoặc sai giấy phép. Điển hình có: VTC phải ngưng 3 kênh truyền hình không phép, một kênh phải điều

chỉnh lại phát đúng tần số; HTV2 phải trở về đúng là kênh thể thao (như trong giấy phép), không được chiếu phim và các chương trình games; buộc SCTV phải ngưng phát 29 kênh không có giấy phép… Hầu hết các kênh truyền hình đều vi phạm phát quảng cáo sai quy định và phát vượt quá số lần, vượt quá thời lượng trong một chương trình. Đó là chưa kể nội dung một số quảng cáo không phù hợp, kém thẩm mỹ. Chính vì mặt bằng chung hiện nay của truyền hình có nhiều tư nhân tham gia nhưng thiếu quản lý chặt chẽ, nên nói nhiều kênh truyền hình đang bị tư nhân hóa cũng không quá lời.

+ Bản quyền phát sóng bị lạm dụng: Vì có nhiều tư nhân tham gia kinh doanh truyền hình (nhưng không có chuyên môn, kinh nghiệm), lại muốn có chương trình lấp đầy sóng và muốn thu hồi vốn nhanh, nên hầu hết các đơn vị kinh doanh truyền hình đều chọn phương án: mua chương trình, mua phim về phát. Rất ít đơn vị tự mình sản xuất chương trình. Hiện nay, bản quyền cho truyền hình quảng bá và truyền hình cáp, kỹ thuật số (truyền hình trả tiền) khác nhau. Với truyền hình quảng bá, không bị cạnh tranh, giá bản quyền thường “mềm”. Một phim mua bản quyền phát trên truyền hình quảng bá, thường quy định phát 2 lần trong một hoặc 2 năm. Nhưng vì nhiều kênh, nhiều đài muốn có phim, có chương trình lấp sóng và chỉ mua giá rẻ, nên nhiều đơn vị bán một phim cho 5, 6 đài (kênh). Người mua không kiểm tra kỹ lưỡng chuyện bản quyền, người bán vì mong kiếm lợi nhiều nên nhắm mắt làm liều. Nếu bị phát hiện mới ngưng. Còn bản quyền phim, chương trình cho truyền hình cáp hoặc kỹ thuật số rất mắc, khó có đài truyền hình nào mua được. Bởi lẽ, nước ngoài đã có những kênh chuyên khai thác phát sóng từng thể loại và dành cho đối tượng khán giả riêng như HBO, Cinemax, Starmovie – chuyên phát phim điện ảnh của Hollywood; AXN chuyên phát phim bộ hành động; Disney – thiếu nhi và gia đình; ESPN – thể thao; Discovery – khám phá, khoa học, chuyện lạ đó đây… Truyền hình cáp và kỹ thuật số của

mình không thể đủ tiền cạnh tranh với các kênh này để mua bản quyền phát sóng. Hiểu rõ điều đó, nên phần đông các đài cứ mua đại phim, chương trình từ các đơn vị cung cấp, sau đó phát theo kiểu “nhắm mắt, mở mắt”. Nếu bị phát hiện thì ngưng. Trước đây, đã có trường hợp, một kênh truyền hình cáp phải ngưng phát một phim đang rất ăn khách, vì bị chủ sở hữu nhắc nhở chuyện bản quyền. Hiện kênh VTCHD2 chuyên phát sóng những phim Hollywood mới, mà người trong nghề cho rằng, đó đều là những phim mình chưa thể có bản quyền phát sóng, nhất là phát trên truyền hình kỹ thuật số. Nước ta đã tham gia Công ước Berne, gia nhập WTO, chuyện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở những lãnh vực như: âm nhạc, sách… đang bị lên án và tiến tới kiểm soát gắt gao, lẽ nào truyền hình không biết tự điều chỉnh và lập lại trật tự?

+ Tốc độ mở kênh ồ ạt: Hiện nay dù đã có nhiều đài truyền hình với rất nhiều kênh truyền hình, nhưng số lượng này chưa ngừng lại. Trong kế hoạch quy hoạch các kênh truyền hình, VTV, HTV, VTC tới đây sẽ còn ra thêm nhiều kênh mới. Vấn đề kỹ thuật vẫn là phạm trù rối rắm với khán giả xem đài và là “cuộc chiến” ngầm của các đài truyền hình. Kênh mới sẽ phát theo kỹ thuật số, cáp hay analog là một vấn đề “sống còn” với nhà đài vì nó quyết định kênh ấy dễ hay khó “thu hút” được “đối tác” qua đó thu hút quảng cáo? Nếu phát analog, thì toàn bộ người dân có ti vi trong nhà đều có thể xem được; còn phát kỹ thuật số hay cáp buộc khán giả phải mất một khoản tiền để mua set-top-box, đầu thu kỹ thuật số hoặc mất tiền thuê bao hàng tháng. Tư nhân tham gia kinh doanh truyền hình muốn lấy lại vốn nhanh, kiếm lời nhanh thì phải có nhiều quảng cáo trên kênh của mình. Nhưng doanh nghiệp chỉ quảng cáo trên kênh nào có nhiều người xem. Thế cho nên, hầu hết, các đơn vị tham gia kinh doanh truyền hình đều muốn kênh của mình phát analog. Bởi vậy, mới xảy ra tình trạng VTC là một kênh truyền hình được thành lập

nhằm mục đích thí điểm và phát triển truyền hình kỹ thuật số, nhưng trong một thời gian dài VTC phát tới 14 kênh truyền hình analog. Việc cấp phép mở thêm các kênh truyền hình hiện nay cũng thiếu đồng bộ. Nhiều khi Bộ Thông tin Truyền thông đồng ý cho phép ra thêm kênh mà chưa tham khảo hoặc thông qua ý kiến cơ quan chủ quản của đơn vị đó. Cấp phép khi chưa xem xét đến năng lực tài chính, nhân sự, trang thiết bị, khả năng quản lý đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện yếu kém, buông lỏng kiểm soát, giao quyền quản lý thực tế cả về nội dung lẫn cơ sở hạ tầng cho đối tác. Đó cũng chính là lý do dẫn đến chất lượng chương trình không đạt yêu cầu, thậm chí sai nội dung và tiêu chí đã được quy định. Ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM, cho rằng: “Đã đến lúc phải lập lại trật tự trong hoạt động truyền hình vì truyền hình hiện nay đang thật sự lộn xộn”.

Chương 3

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w