VII. Kết cấu của luận văn:
Ở VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm của một số kênh truyền hình nước ngoà
Nhiều quốc gia trên thế giới không có nhiều Đài truyền hình như ở nước ta mà có nhiều kênh Truyền hình, khi nền kinh tế thị trường phát triển thì họ tiến hành tư nhân hoá kênh Truyền hình dưới sự bảo hộ của pháp luật từng nước. Hoạt động truyền hình của các quốc gia được thực hiện theo luật báo chí trong nước sở tại và quốc tế, các kênh Truyền hình của nước ngoài được phân biệt rõ rệt về mục tiêu phát triển của chương trình và được chuyên biệt hóa rõ rệt, ví dụ như kênh CNN là kênh thời sự, tin tức chuyên biệt, kênh chuyên biệt về thời trang, làm đẹp ( fassion TV) , kênh khám phá (Disscovery)…. để người xem dễ dàng lựa chọn, các chương trình được đầu
tư một cách kỹ lưỡng cả về chất và lượng, không đưa nhiều các chương trình phụ, ngoài lề mà chúng ta thường gọi là lấp sóng, những đơn vị nào chịu trách nhiệm kênh đó phải đảm bảo tính trung thực và chịu trách nhiệm trước công luận, người dân được tư do đăng ký các kênh truyền hình mà mình yêu thích và không bị cưỡng ép xem các chương trình.
Ví dụ như kênh HBO đã vượt qua nhiều đối thủ nặng ký khác để trở thành kênh truyền hình trả tiền được yêu thích nhất châu Á. Theo kết quả cuộc điều tra của Content Asia và Global Intelligence Alliance, 32% các nhà dịch vụ cung cấp truyền hình cáp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã chọn HBO cho vị trí kênh truyền hình trả tiền được yêu thích nhất. Về mặt nội dung, HBO cũng được đánh giá có chất lượng tốt, nhiều chương trình hấp dẫn và liên tục có những đổi mới cho khán giả. Các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp giải pháp truyền hình trả tiền cũng đánh giá HBO đã làm “rất tốt” trong việc đem đến những gói dịch vụ và các hình thức khuyến mại khác nhau cho nhiều tầng lớp khách hàng.
Đứng vị trí thứ hai là Discovery Channel với 15% số phiếu. Các nhà cung cấp dịch vụ đánh giá, Discovery đã có những chương trình “thực sự có chất lượng mang tính giáo dục và cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho khán giả. Đây cũng là kênh truyền hình phục vụ rất tốt cho nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của người xem”.
Trong lĩnh vực giải trí, kênh truyền hình AXN đã dẫn đầu số phiếu với 13%. Vị trí thứ hai thuộc về một nhánh khác trong Tập đoàn Star là Star World với 11% số phiếu bình chọn. Tiêu chí được các nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp đưa ra với lĩnh vực giải trí là sự đa dạng trong các thể loại chương trình được cung cấp tới khán giả. Với tiêu chí này, các nhà cung cấp khẳng định “AXN đã cân bằng được thời lượng phát sóng các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh và các show truyền hình và thực sự đáp ứng được nhu
cầu phong phú của các nhóm khán giả tiềm năng. Giữ vị trí quán quân trong lĩnh vực các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi là một cái tên quen thuộc Disney Channel với 27% số phiếu của các nhà cung cấp dịch vụ. Trong khi đó, kênh Discovery không có đối thủ ở lĩnh vực phim tài liệu. Trong lĩnh vực kinh doanh và thông tin thị trường, kênh truyền hình CNBC giữ vị trí số 1 với 36% phiếu bầu. Theo sau là Bloomberg với 19%. Các nhà cung cấp dịch vụ đánh giá: “CNBC đã có những chương trình tốt về thị trường châu Á”. Những cải tiến của CNBC không quá lớn nhưng lại rất quan trọng ở khâu tiếp cận vấn đề phù hợp với người xem châu Á hơn. Trong 12 tháng qua, các chương trình của CNBC được đánh giá là có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của thị trường kinh tế châu Á.
Đối với lĩnh vực âm nhạc, MTV vẫn là thương hiệu được chọn lựa hàng đầu với 38% số phiếu. Theo sau đó là một đối thủ cũng tiềm năng không kém là Chanel V với 28% lựa chọn. Phim ảnh, giải trí và thể thao là ba lĩnh vực dẫn đầu trong danh sách các danh mục nghiên cứu của Content Asia và Global Intelligence Alliance. 1/3 các nhà cung cấp dịch vụ khẳng định phim ảnh giúp họ thu hút được nhiều thuê bao hơn. 1/4 trong số đó chọn các chương trình giải trí và 20% các nhà cung cấp cho rằng các chương trình thể thao giúp họ duy trì được lợi thế và chỗ đứng trên thị trường tuyền hình trả tiền. Xếp ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là các chương trình dành cho trẻ em và phim tài liệu.
Đối với khán giả trong nước hiện nay, ngoài bỏ qua các “thương hiệu mạnh” như MTV, HBO, STARMOVIES, CINEMAX,… thì món ăn mà khán giả Việt nam hiện nay đang cần chính là các chương trình giải trí trong nước cần được chuyên sâu hơn nữa. Các kênh Truyền hình không quá nghèo nàn và thiếu dinh dưỡng, và đó là một phần thực trạng của các kênh và chương trình “made in Vietnam” đang được xã hội hóa hiện nay.