Tình hình xã hội hoá truyền hìn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 64 - 69)

VII. Kết cấu của luận văn:

2.1.3.Tình hình xã hội hoá truyền hìn hở Việt Nam

Ở VIỆT NAM

2.1.3.Tình hình xã hội hoá truyền hìn hở Việt Nam

Nói đến xã hội hóa truyền hình, là chúng ta đang nói tới một lĩnh vực mới đó chính là công nghệ kinh doanh truyền hình hiện nay ở Việt Nam, kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình ngày nay đã không còn đơn giản như cách đây hơn 10 năm, khi truyền hình mới được xã hội hoá bắt đầu từ hình thức nhận tài trợ hay bán quảng cáo trên sóng. Công nghệ kinh doanh truyền hình hiện nay và tương lai ở Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, và tính theo cách nào cũng là những lát cắt ra tiền trong những cuộc hợp tác.

Việt Nam hiện nay có khoảng 86 triệu dân và có đến 67 đài truyền hình từ trung ương đến địa phương với gần 100 kênh truyền hình đang phát sóng qua các loại hình công nghệ khác nhau. Nhưng thực tế không có quá 10 đài tham gia vào cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thị trường truyền hình. Phần lớn các đài còn lại, chủ yếu là truyền hình địa phương (ngoại trừ một số đài địa phương lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Bình Dương...) “gánh” thêm cả nhiệm vụ sản xuất các chương trình phát thanh nên sống nhờ ngân sách và có thêm nguồn thu qua hình thức kinh doanh truyền hình đơn giản là bán quảng cáo. Ở những đài lớn, bán quảng cáo nay chỉ còn là một phần trong số các công cụ mà nhà đài có thể khai thác để tăng doanh thu. Do ngân sách hầu như chỉ rót tiền đầu tư hạ tầng nên muốn có nguồn thu và lợi nhuận để nuôi bộ máy, sản xuất các chương trình đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả, các đài đều chọn phương án liên doanh, liên kết sản xuất các chương trình truyền hình để lợi cả đôi đường. Người ta quen gọi đây là các hình thức “xã hội hoá”. Kinh doanh trên thị trường truyền hình hơn 10 năm trước bắt đầu bằng hình thức mà dân trong nghề gọi là “bán ngang” (liên kết sản xuất hay “mua” sóng theo giờ, theo chương trình). Sau này có thêm loại “bán dọc” (đài chuyển giao toàn bộ quyền sản xuất chương trình, quyền kinh doanh trên kênh phát sóng cho đối tác và nhận lại một khoản tiền lớn tính theo năm hoặc nhiều năm).

Bảng 2.3 Các kênh đã được xã hội hóa trên Đài truyền hình kỹ thuật số VTC TT Tên kênh của Đài Tên kênh Xã hội hóa Công ty liên kết

Xã hội hóa Ghi chú

1 Công ty Cổ Phần

Truyền Thông – Giải Trí Siêu Sao là một công ty chuyên về các giải pháp thuyền thông, thực hiện quảng cáo, tổ chức sự kiện, ca nhạc, thời trang, sản xuất các chương trình truyền hình dành cho tuổi Teen.

Hiện nay, ngoài kênh truyền hình Yeah1TV (đang phát trên hệ thống truyền hình cáp Sài Gòn SCTV4 và VTC4 Đài truyền hình kỹ thuật số VTC), ngoài ra còn phát hành tạp chí Yeah1 Teen và website www.yeah1.com. Bắt đầu từ 15/03/2010 trở đi, Yeah1 TV sẽ phát 24h/24h trên VTC4. 2 Công ty cổ phần

truyền thông Việt Nam: (Kênh truyền hình VBC)

Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VBC) thuộc tập đoàn Tân Tạo. Bắt đầu phát

sóng chính thức từ ngày 29/8/2009 với logo VBC. 3 Công ty Cổ Phần Quốc Tế Truyền Thông (IMC), VTC7 và Today TV được phát sóng bởi sự hợp tác của Công ty Cổ Phần Quốc Tế Truyền Thông (IMC), được phát song chính thức vào tháng 08 năm 2008 trên nhiều hệ thống truyền hình, như truyền hình analog; Truyền hình số; truyền hình cáp….

4 Công ty CP Công

nghệ & Truyền thông VIT (VIT Media)

Kênh VTC8 được phát sóng với sự hợp tác và đầu tư của Công ty CP Công nghệ & Truyền thông VIT (VIT Media) là đơn

vị thành viên của Tập đoàn VIT Corporation và là chủ đầu tư của Kênh truyền hình thị trường, tài chính chứng khoán VITV 5 Let's Viet Công ty CP truyền

thông đa phương tiện LATSATA

Kênh VTC9 – let’s Viet được hình thành với sư đầu tư và hợp tác của Công ty Cổ phần truyền thông Đa Phương Tiện LATSATA

6 Kênh truyền hình

Văn hoá Việt VTC10 của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC do Công ty Cổ phần truyền thông VTCI – đơn vị thành viên của Tổng Công ty VTC chịu trách nhiệm sản xuất nội dung, là kênh truyền hình chuyên biệt về Văn hoá Việt, được phát liên tục 24/7.

Công ty Cổ phần Truyền thông VTC-I (tên giao dịch quốc tế: VTC-I Media Joint- Stock Company) là doanh nghiệp được thành lập bởi hai sáng lập viên: Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Truyền thông Doanh nghiệp với tổng vốn Điều lệ là 192.000.000.000 (Một trăm chín mươi hai tỉ đồng). với sự góp vốn của VTC là 51% và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Truyền thông Doanh nghiệp 49%.

Nguồn Đài truyền hình Kỹ thuật số (vtc)

Theo quy định về liên kết sản xuất các chương trình phát thanh-truyền hình do Bộ Thông tin Truyền thông mới ban hành cách đây hơn một năm, dù dưới hình thức liên kết nào thì các đài cũng là nơi chịu trách nhiệm về nội

dung của các chương trình phát sóng. Cả hai hình thức kinh doanh phổ biến nhất nói trên trong lĩnh vực truyền hình đều phát triển mạnh trong những năm qua. “Bán ngang” thì giúp đài chọn ra được các nhà sản xuất tốt. Rất nhiều công ty truyền thông lớn tham gia sân chơi này như BHD, Lasta, Cát Tiên Sa, FPT Media, Đông Tây Promotion... Họ sản xuất các bộ phim truyền hình ăn khách như “Cô gái xấu xí”, “Lập trình trái tim” hay các chương trình trò chơi trên truyền hình như “Bước nhảy hoàn vũ”, “Hát với ngôi sao”... Từ khi có cơ chế “bán ngang”, các đài có thể đặt hàng và lựa chọn các nhà sản xuất chương trình ngày một nhiều. Ví dụ, những năm trước mỗi tuần chỉ có một (hoặc một tập) phim truyền hình phát sóng trên chương trình “Văn nghệ chủ nhật” của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Nhưng khi được “bán ngang”, ngày nào trên sóng truyền hình (VTV1, VTV3 hoặc nhiều đài địa phương lớn) cũng có từ một đến hai tập phim truyền hình phát sóng. Ở đây chưa bàn đến chất lượng phim mà chỉ có thể nói rằng, qua cách này đôi bên cùng có lợi. Đài có chương trình phát sóng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khán giả. Đối tác bán được phim với giá cao hơn chi phí sản xuất nhưng được trả bằng một số lượng các spot (thời lượng) quảng cáo (mỗi spot thường tính là 30 giây). Họ bán các spot cho doanh nghiệp để biến thành tiền. Giả dụ như sau: VTV đồng ý mua của BHD một tập phim “Cô gái xấu xí” với giá 300 triệu đồng, trả bằng 30 spot quảng cáo trong thời gian từ 21 giờ đến 22 giờ hàng ngày trên sóng VTV3. Chi phí sản xuất 1 tập phim này BHD phải bỏ ra 100 triệu đồng. Nếu BHD bán hết được 30 spot quảng cáo đó mỗi ngày, họ lời được 200 triệu. Nếu phim ăn khách, quảng cáo nhiều thì quy định liên kết ở đây cho phép VTV thu tiền từ spot quảng cáo thứ 31 trở đi và BHD không được thu nữa. Nhưng đối tác vẫn cố gắng sản xuất các tập phim có chất lượng để bộ phim được “sống” trên sóng dài hơn, lợi nhuận của họ cũng tăng theo. Và ngược lại, nếu phim kém, không bán được quảng cáo thì họ sẽ lỗ và phải

dừng sản xuất. Hình thức “Bán dọc” chỉ dành cho các nhà đầu tư có thực lực mạnh. Nó đang trở thành xu hướng mở rộng trong vài năm gần đây của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp lớn đang “ăn nên làm ra” trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp hay khai khoáng. “Bán dọc” hay nói khác đi là đài truyền hình cho phép đối tác đầu tư sở hữu riêng một kênh truyền hình trên hạ tầng sẵn có của đài. Hình thức này xuất hiện rất nhiều trên các chương trình truyền hình cáp của VTV, HTV, SCTV (liên doanh giữa VTV và SaigonTourist) với các kênh O2 TV, InfoTV, TV Shopping...; Đài truyền hình kỹ thuật số (VTC) với các kênh Today TV, VBC, VITV... Hình thức “bán dọc” trong giới kinh doanh truyền hình gọi là cách thức chọn ra nhà kinh doanh kênh sóng tốt nhất. Song, nó đòi hỏi tiềm lực tài chính rất mạnh của chủ đầu tư vì dù có sản xuất ít thời lượng (một đến vài giờ/ngày) trên kênh sóng, các chủ đầu tư cũng phải “rót” vào đây cỡ 30-40 tỉ/năm từ máy móc, trang thiết bị đến chi phí bộ máy và các chi phí sản xuất chương trình khác. Trong đó có vài tỉ đến vài chục tỉ mỗi năm là tiền nhà đầu tư phải trả cho đài để có quyền phát sóng. Chưa kể đến thời gian chuẩn bị bộ máy từ một đến vài năm mới có thể “ra” kênh. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh các kênh truyền hình, hầu hết các nhà đầu tư hiện nay chưa có lãi và nhiều kênh lỗ nặng vì “cuộc chơi” truyền hình rất tốn kém. Theo nguyên tắc liên kết đầu tư sản xuất thường được áp dụng, ví dụ nhà đầu tư cam kết trả cho các đài lớn cỡ 10 tỉ đồng/năm để toàn quyền sản xuất và kinh doanh trên kênh sóng thì họ cũng được bán quảng cáo đến 10 tỉ đồng. Nếu vượt mức này thì doanh thu chia đôi giữa đài và đối tác. Song trên thực tế, không có mấy nhà đầu tư có thể “chạm” đến ngưỡng doanh thu quảng cáo này.

Bảng 2.4. Các chương trình truyền hình đã được xã hội hoá

STT Tên chương trình xã hội hóa Phát sóng trên kênh Đơn vị thực hiện 1 Cô gái xấu xí là một bộ phim

truyền hình dài tập do VTV phối

Đài Truyền hình Việt Nam kênh VTV3

Công ty BHD và Hãng phim Việt sản xuất.

hợp với Công ty BHD và Hãng phim Việt sản xuất.

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 64 - 69)