Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò quản lý của nhà nước đối với công tác xã hội hoá truyền hình

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 46 - 50)

VII. Kết cấu của luận văn:

Ở VIỆT NAM

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò quản lý của nhà nước đối với công tác xã hội hoá truyền hình

công tác xã hội hoá truyền hình

Một là, nhân tố về điều kiện tự nhiên

Các dịch vụ truyền hình trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, bao gồm cả các dịch vụ truyền hình công lập và dịch vụ truyền hình tư nhân trong những năm qua phát triển mạnh mẽ cả về quy mô đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị và thành phố lớn (xét trên phạm vi cả nước thì tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Huế, thành phố Hồ chí Minh; xét trên phạm vi vùng lãnh thổ thì tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du).

Điều kiện tự nhiên ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các tỉnh, các vùng miền có điều kiện giao thông thuận lợi, kinh tế - xã hội phát triển là nơi hội tụ của các nhà đầu tư cung cấp dịch vụ cũng như lực lượng nhân dân, người lao động có mức thu nhập khá, có đời sống cao, có nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ truyền hình chất lượng cao, tạo ra sự khác biệt, chênh lệch với các vùng, miền chưa phát triển ngang tầm. Cũng chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội hoá truyền hình .

Hai là,nhân tố về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội

Cơ chế thị trường là nhân tố mà nhà nước phải tính đến trong quản lý đối với xã hội hoá các dịch vụ truyền hình:

Đối tượng quản lý Nhà nước trong xã hội hoá truyền hình là hệ thống các đài truyền hình, các kênh truyền hình của nhà nước mà đa số là đang hoạt động tự chủ về tổ chức, biên chế và tài chính theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực

giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và truyền hình ngoài nhà nước đó là các tổ chức, cá nhân hoạt động cung cấp các dịch vụ truyền hình với một trong số các mục đích hoạt động là nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế.

Nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, sự vận hành của nền kinh tế chịu tác động đáng kể của những quy luật thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị,... Cơ chế thị trường là guồng máy chi phối sự vận động của nền kinh tế thông qua các quy luật kinh tế vốn có của nó. Các tổ chức và cá nhân cung cấp các dịch vụ truyền hình cũng vận hành không nằm ngoài guồng máy trên. Vì vậy, quản lý Nhà nước trong xã hội hoá truyền hình không thể dùng những mong muốn chủ quan, duy ý chí để gò ép hoạt động của phía cung cấp dịch vụ, mặc dù những mong muốn của nhà nước về cơ bản đều xuất phát từ những mục tiêu xã hội và nhân văn cao cả. Nhưng nếu bỏ qua những quy luật của thị trường có thể gây ra những kết quả ngược lại.

Mục đích quản lý Nhà nước trong xã hội hoá truyền hình là nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền hình để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Trong thực tế, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế khác nhau mà khả năng tiếp cận nhu cầu và thụ hưởng các dịch vụ truyền hình của người dân là khác nhau. Do vậy, trình độ phát triển kinh tế của đất nước là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hoá truyền hình. Chủ trương, Đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển lĩnh vực văn hoá- xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến vai trò quản lý Nhà nước trong xã hội hoá truyền hình. Với mục tiêu nhằm xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, về việc làm, về chăm sóc sức khoẻ, về văn hoá - thông tin, thể dục thể thao.

Ba là, nhân tố về văn hóa và con người.

Chủ trương xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình như một bước ngoặt mở ra thời cơ cũng như thử thách cho những nhà làm truyền hình tại VN. Các kênh truyền hình mới liên tiếp ra đời đồng nghĩa với việc khán giả có thể thoải mái lựa chọn mỗi khi ngồi trước màn hình TV, so sánh, nhận xét và cũng tự mình quyết định trong việc ủng hộ các chương trình phù hợp nhu cầu giải trí của chính mình. Không có gì là khó hiểu khi nói con đường xã hội hoá truyền hình ở VN hiện thời mới chỉ đạt được tiêu chí đa dạng, và để phong phú từ nội dung cho đến hình thức quả thực còn là bài toán khó cho những nhà đầu tư. Điểm sơ qua hàng chục game show đang được phát sóng dày đặc hiện nay, để tìm được game show có chất lượng tốt, để lại ấn tượng đẹp trong lòng người xem chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay! Đó là chưa kể những chương trình cố ý gây "sốc" với nội dung không phù hợp với văn hoá người Việt và các spot quảng cáo xuất hiện liên tục khiến người xem phải ngán ngẩm chuyển kênh. Câu hỏi đặt ra, quyền lợi của người xem được đặt ở đâu trong thước đo này? Có phải thuộc về khoản thu từ các đơn vị tài trợ được đổ vào hàng loạt cho các món ăn tinh thần mà người xem được giao quyền chủ động? Câu trả lời nằm ở sự nhận thức đúng đắn mục đích của việc xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình là như thế nào trong thời kỳ mà ở đó sự cạnh tranh lành mạnh, sáng tạo sẽ thắng lối làm ăn cẩu thả và "đơn giản" lỗi thời. Khi các công ty nghiên cứu thị trường nhảy vào công cuộc đo rating những chương trình truyền hình thì cũng là lúc thực tế chứng minh, nhà sản xuất đang bỏ công sức, tiền của để tìm hiểu những vị khách "thụ động" của mình. Nói khán giả "thụ động" là bởi vì xét trên khía cạnh nào đó, người xem có quyền chuyển kênh nhưng không thể có một phương pháp nào khác để nói lên tiếng nói của mình tới những nhà sản xuất. Chính vì vậy phản hồi có thể đo được chính là mật độ trung thành của khán giả với kênh truyền hình mà họ

yêu thích. Còn nhớ thời kỳ vàng son của Đài THVN VTV, khi mỗi chương trình của nhà đài này đều để lại một dấu ấn. Khái niệm giờ vàng xuất hiện, hàng loạt những chương trình như "Trò chơi âm nhạc" "Ai Là triệu phú" … liên tục nắm vững vị trí số một trong sự lựa chọn của người xem và những MC lần đầu tiên xuất hiện trên sóng bỗng chốc trở thành những người được khán giả hâm mộ không khác gì diễn viên hay ca sĩ. Trung thành với lối tìm tòi, phát hiện những gương mặt mới, kênh VTV6 và kênhVTV9 tiếp tục mở ra những chuyên mục mới, trẻ trung, gần gũi và chỉ tập trung thẳng vào đối tượng thụ hưởng là giới trẻ. Điều này được minh chứng khá cụ thể khi các kênh truyền hình Yeah1, kênh iTV(loại kênh chuyên ca nhạc) cũng lần lượt xuất hiện và kênh HTV (Đài thành phố Hồ chí Minh) liên tục cải tiến thành kênh HTV Phụ nữ, kênh HTV Gia đình v.v...Trong khi đó, ra đời khá muộn màng nhưng được đánh giá là kênh truyền hình hiện nay có nhiều nội dung thuần Việt nhất - kênh truyền hình VTC9 Let's Việt cho thấy con đường của mình khá khác biệt tuy đó chưa hẳn là một ý tưởng "có một không hai". Bắt đầu từ những chương trình khá thú vị và đơn giản như "Chào cờ", "Thế là người Việt Nam", "Võ đài chiến thắng" hay "Chuyện lý chuyện tình",kênh VTC9 Let's Việt cho người xem cái nhìn khá mực thước nhưng cũng không kém phần táo bạo. Đầu tư và sinh lãi là bài toán mà bất kể doanh nghiệp nào cũng nghĩ đến khi bắt đầu thử sức và ít ai biết, đầu tư truyền hình yếu tố rủi ro không thể kiểm soát bằng mức vốn mà chính là từ những khán giả đang cầm điều khiển mỗi ngày trước tivi. Sẽ đến lúc những vị khán giả không thể chấp nhận các chương trình hời hợt, thiếu chiều sâu cũng như yếu kém về mặt chuyên môn và khi ấy người ta cần tìm đến ý nghĩa cốt lõi của một chương trình, dù đó có thể chỉ là mục điểm tin hay giới thiệu một gương mặt sáng. Đã đến lúc những chương trình như "Vượt lên chính mình", "Ngôi nhà mơ ước" hay "Những mảnh ghép cuộc đời" sẽ níu giữ mắt, cảm xúc của khán giả để tư

thế của các đơn vị tài trợ không chỉ đến để đặt một cái logo mà đến với cương vị hỗ trợ nhà sản xuất đem lại những chương trình ý nghĩa thực sự cho công chúng xem đài. Hơn bao giờ hết, các nhà đài phải xem khán giả là những vị vua để phục vụ họ bằng cả sự tận tụy và mong muốn phát triển công cuộc xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình để công cuộc ấy không chỉ mạnh về lượng mà còn ổn về chất bởi một chương trình kém chất lượng thì "vua" chính là người đào thải nó trước tiên.

Bốn là, nhân tố quốc tế.

Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra không ít vấn đề mới mẻ đối với quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, do vậy quản lý của Nhà nước về xã hội hoá truyền hình trong điều kiện hiện nay không thể tách rời với bối cảnh quốc tế.

Trong xu thế hội nhập, do phải tuân thủ những quy định chung và những cam kết quốc tế nên các vấn đề trong hoạt động truyền hình cũng đều mang tính quốc tế và khu vực. Vì vậy QLNN đối với các dịch vụ truyền hình cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp.

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w