Về chỉ đạo xã hội hoá nguồn nhân lực và kỹ thuật trong lĩnh vực truyền hình ở Việt Nam

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 82 - 85)

VII. Kết cấu của luận văn:

2.2.3.Về chỉ đạo xã hội hoá nguồn nhân lực và kỹ thuật trong lĩnh vực truyền hình ở Việt Nam

10 giây 15 giây 20 giây 30 giây

2.2.3.Về chỉ đạo xã hội hoá nguồn nhân lực và kỹ thuật trong lĩnh vực truyền hình ở Việt Nam

Dưới góc độ nguồn nhân lực, truyền hình cũng bước vào giai đoạn xã hội hóa quyết liệt. Như đã biết, xã hội càng phát triển, trí tuệ xã hội ngày càng được nâng lên, và trí tuệ ấy ngày càng được quảng bá trên truyền hình nhiều hơn. Nhưng ngược lại, chính truyền hình cũng đang tìm mọi cách để hấp thu trí tuệ xã hội để đầu tư cho sự phát triển. Điều đó sẽ càng trở nên quan trọng khi phân công lao động và chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất chương trình truyền hình đạt đến trình độ cao. Hiện tại công việc của truyền hình bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau: quản lý, kỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị… với các vị trí công tác khác nhau. Tất cả đều có chức năng nhiệm vụ rõ ràng trong hoạt động dây chuyền tạo ra sản phẩm truyền hình. Nói một cách khác, sản phẩm truyền hình là kết quả của một chuỗi các công đoạn kế tiếp nhau.Và để có những sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, tất

cả các công đoạn đều phải có sự phối hợp nhịp nhàng và được hoàn thành với trình độ chuyên môn cao. Yêu cầu công việc cho thấy việc tự đào tạo lẫn nhau, tự nâng cao trình độ là điều cần nhưng chưa thể là điều kiện đủ. Truyền hình sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ của mình khi không tuyển dụng được một nguồn nhân lực có tay nghề cao trong xã hội để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành. Trong hoạt động quản lý ở truyền hình, xã hội hóa các nguồn lực lao động là một xu hướng tất nhiên không thể cưỡng lại được.

Trên một bình diện khác, để đảm đương được là một binh chủng tiên phong trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, có vai trò quyết định trong định hướng dư luận và hành động của công chúng, tất cả các chương trình truyền hình đều đứng trước yêu cầu về trí tuệ và tính khoa học. Mỗi luận điểm, nhận định trong phóng sự, trong bình luận, và trong các thể loại khác của truyền hình đều ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của toàn xã hội. Và để đạt đến sự chuẩn xác trong thông tin, đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia của tất cả các chuyên gia trên lĩnh vực trong cuộc sống. Trí tuệ, tính khoa học và mức độ tin cậy của truyền hình chỉ có được khi có sự tham gia ngày một nhiều hơn của các lực lượng khác trong xã hội. Việc đầu tư và thường xuyên sử dụng các nhà khoa học,các nhà nghiên cứu chuyên sâu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội làm cố vấn cho các chương trình, truyền hình trong thời gian gần đây như một biểu hiện mang tính tất yếu của xu thế xã hội hóa nguồn lực cho truyền hình. Trong lao động quản lý, nhất định truyền hình phải quan tâm tới điều này, từ đó có chính sách thoả đáng để thu hút các nguồn chất xám trong xã hội phục vụ cho việc đổi mới nâng cao chất lượng chương trình truyền hình.

Trên phương diện kỹ thuật cũng đang dần thể hiện rõ xu thế hóa của truyền hình. Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mà các loại thiết bị phục vụ cho sản xuất các chương trình truyền hình cũng trở nên ngày một

hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với trước. Cách đây không lâu để có một thiết bị sản xuất chương trình đúng quy chuẩn người ta phải bỏ ra ít nhất hàng trăm ngàn USD. Điều đó khiến cho khả năng được tham gia vào các hoạt động của truyền hình trở nên xa sỉ với tất cả mọi người dân. Nhưng nay nhờ có công nghệ số hóa Digital, giá thành của những chiếc máy ghi hình đã giảm hàng trăm lần so với trước. chỉ với 1.000 USD là công chúng có thể mua được một chiếc máy quay kỹ thuật số hóa và có thể bắt tay vào công đoạn đầu tiên sản xuất chương trình truyền hình. Điều này mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cả truyền hình và công chúng. Về phía công chúng, có thể tham gia trực tiếp vào thực hiện các chương trình truyền hình. Và cũng chính điều ấy mà nội dung, hình thức thông tin của truyền hình sẽ ngày một đa dạng và mới hơn.

Trong cuộc đua thông tin luôn không có chỗ đứng cho người đến sau, thì sự tham gia ngày một nhiều hơn của công chúng vào hoạt động cung cấp hình ảnh và các sự kiện mới nhất đang diễn ra trong cuộc sống cho truyền hình là hết sức quan trọng và cần thiết. Dù muốn hay không thì đây là xu hướng tất yếu trong tương lai của truyền hình. Cũng trên phương diện kỹ thuật, nhưng dưới một góc nhìn khác cũng có thể ghi nhận được điều tương tự. Trong tương lai, gianh giới giữa truyền hình và các loại báo điện tử chắc chắn sẽ không còn. Cuộc cách mạng của công nghệ thông tin đã cho phép các tờ báo mạng cũng có thể tham gia vào quá trình thông tin bằng hình ảnh. Hiện nay, tuy chưa thực sự phổ biến nhưng công chúng cũng có thể xem phim truyện, theo dõi các cuộc phỏng vấn, hay bình luận, phân tích, các phóng sự bằng hình ảnh trên mạng Internet. Vị trí "mặt tiền" của truyền hình đang bị đe doạ và chắc chắn sẽ không còn ở thế độc tôn như trước. Thực tế này buộc truyền hình phải tham gia vào tiến trình hội nhập, phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại và thực hiện khẩn trương xã hội hóa các hình thức quảng bá sản

phẩm và sức ảnh hưởng của mình. Nếu như các nhà làm báo mạng tìm kiếm lợi thế của thông tin hình ảnh đưa truyền hình lên Internet để làm sang cho tờ báo của mình thì truyền hình cũng cần phải nhanh chóng tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin đưa các sản phẩm của mình lên mạng để thực sự bình đẳng trong cuộc cạnh tranh về mặt công nghệ, tiếp tục chiếm lợi thế về chất lượng sản phẩm. Mới đây hợp tác giữa ngành bưu chính viễn thông, chuẩn bị đưa dịch vụ truyền hình trên mạng điện thoại di động thế hệ 3G có thể xem như một động thái tích cực của truyền hình trong quá trình xã hội hóa chính mình.

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 82 - 85)