VII. Kết cấu của luận văn:
10 giây 15 giây 20 giây 30 giây
2.3.2.1. Những tồn tạ
- Nhà nước hiện nay chỉ có 1 Bộ chủ quản để quản lý và chúng ta mới chỉ quan tâm tới khía cạnh chính trị và kinh tế, nhưng sản phẩm truyền thông ảnh hưởng tới cả đời sống tinh thần và giáo dục đối với rất nhiều thế hệ khán giả cho dù là truyền hình quảng bá hay trả tiền. Vì vậy, nhiều vấn đề cần phải đưa vào nội dung quản lý nhà nước với những chế tài giám sát chặt hơn. Chẳng hạn như những chương trình truyền hình cho các lứa tuổi khác nhau phải được quản lý như thế nào. Cần có quy định chung về tính phù hợp của một chương trình truyền hình đối với những nhóm khán giả phân biệt theo lứa tuổi hoặc các tầng lớp trong xã hội. Việc này không phải tự nhà đài làm mà phải do cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra. Thậm chí, việc này phải làm thành một tiêu chuẩn VN và phải hình thành một cơ chế giám sát.
- Hơn nữa, hiện nay nếu một chương trình được đánh giá không phù hợp thì được xử lý bằng cách không giới thiệu tới công chúng hoặc bằng những biện pháp kỹ thuật, hoặc những chế tài xử lý… Nhưng về lâu dài khán giả cũng đủ trình độ để phân tích và chính khán giả là những người đóng góp cho nhà quản lý để tiến hành xử lý… vấn đề ở đây là chúng ta không quản lý chặt không phải để cấm đoán mà là cùng nhau đưa ra hệ thống các chuẩn mực được xã hội chấp nhận, được các đài chấp hành. Và làm sao để những người thụ hưởng cũng hiểu những tiêu chí đó và cùng tham gia vào công tác quản lý. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ quá tải nếu nghĩ rằng cái gì cũng tự mình làm, nhưng nếu tin tưởng các đài, mà bản chất cũng là các cơ quan có trách nhiệm, uy tín xã hội rất lớn, thì sẽ tốt hơn là làm một mình.
vấn đề tiền bạc trong con mắt mọi người, nhưng với nhà quản lý, vấn đề được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác. Thành phần tham gia xã hội hoá không chỉ các đơn vị nhà nước mà còn có rất nhiều đơn vị tư nhân. Đây là điều đáng mừng và phù hợp với xu hướng hội nhập trong thời gian tới. Vấn đề là nhận thức của từng đài và khả năng có thể làm việc này đến đâu". Xã hội hoá Truyền hình đã và đang được rất nhiều thành phần quan tâm. Trong bối cảnh hiện nay thì các Đài truyền hình làm được việc là cầm trịch một cách chủ động, đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý thì xã hội hoá trong truyền hình nhất định thành công. Việc tham gia của tư nhân vào lĩnh vực văn hoá, văn nghệ đã làm cho đời sống văn hoá thêm sôi động. Đã đến lúc phải chú trọng đến chất lượng các chương trình phát sóng trên truyền hình. Hơn nữa, yêu cầu của khán giả ngày càng cao. Với nhiều cái để xem, khán giả ngày nay có quyền chọn lọc cho mình những chương trình yêu thích, nếu để mất khán giả đồng nghĩa vớí mất các nhà đầu tư, và như vậy là mất luôn cơ hội để nâng cao chất lượng chương trình. Để xã hội hoá thành công, cần phải tận dụng hết các lợi thế ngay bản thân trong ngành, cũng như huy động tốt các nguồn nhân lực ở bên ngoài. Các đài truyền hình, trước hết phải làm đầu tàu, hạt nhân để lôi kéo xã hội vào truyền hình. Các chương trình giải trí, các showgame là lĩnh vực xã hội hoá truyền hình đầu tiên là phù hợp nhất. Hình thức xã hội hoá cũng tiến hành từng phần cũng là hình thức phổ biến hiện nay. Đã đến lúc chín muồi để nhìn nhận định hướng quan điểm, chiến lược về công tác xã hội hoá truyền hình. Đây là khía cạnh chính trị của vấn đề mà các đài phải xác định và thúc đẩy. Khi tham gia xã hội hoá, về cơ bản phải đặt lòng tin vào nhau trên cơ sở tạo sự đồng thuận về quyền lợi và mục tiêu đạt hiệu quả xã hội lâu dài và có ích cho người xem. Nếu xã hội hoá truyền hình mà không có lợi cho xã hội, cho người xem thì không thể lâu bền. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển truyền hình trong giai đoạn tới. Người làm
truyền hình phải tìm ra làn gió nào mát lành nhất cho sự phát triển.