Trong lĩnh vực công tác quản lý:

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 56 - 57)

VII. Kết cấu của luận văn:

1.3.3.1.Trong lĩnh vực công tác quản lý:

Ở VIỆT NAM

1.3.3.1.Trong lĩnh vực công tác quản lý:

Nhà nước hiện nay chỉ có 1 Bộ chủ quản để quản lý và Chúng ta mới chỉ quan tâm tới khía cạnh chính trị và kinh tế nhưng sản phẩm truyền thông ảnh hưởng tới cả đời sống tinh thần và giáo dục đối với rất nhiều thế hệ khán giả cho dù là truyền hình quảng bá hay trả tiền.

Vậy nên, nhiều vấn đề phải đưa vào nội dung quản lý nhà nước với những chế tài giám sát chặt hơn. Chẳng hạn như những chương trình truyền hình cho các lứa tuổi khác nhau phải được quản lý như thế nào. Cần có quy định chung về tính phù hợp của một chương trình truyền hình đối với những nhóm khán giả phân biệt theo lứa tuổi hoặc các tầng lớp trong xã hội. Việc này không phải tự nhà đài làm mà phải do cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra. Thậm chí, việc này phải làm thành một tiêu chuẩn VN và phải hình thành một cơ chế giám sát.

Hơn nữa, hiện nay nếu một chương trình được đánh giá không phù hợp thì được xử lý bằng cách không giới thiệu tới công chúng hoặc bằng những biện pháp kỹ thuật, hoặc những chế tài xử lý… Nhưng về lâu dài khán giả cũng đủ trình độ để phân tích và chính khán giả là những người đóng góp cho nhà quản lý để tiến hành xử lý… vấn đề ở đây là chúng ta không quản lý chặt không phải để cấm đoán mà là cùng nhau đưa ra hệ thống các chuẩn mực

được xã hội chấp nhận, được các đài chấp hành. Và làm sao để những người thụ hưởng cũng hiểu những tiêu chí đó và cùng tham gia vào công tác quản lý. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ quá tải nếu nghĩ rằng cái gì cũng tự mình làm, nhưng nếu tin tưởng các đài, mà bản chất cũng là các cơ quan có trách nhiệm, uy tín xã hội rất lớn, thì sẽ tốt hơn là làm một mình.

Xã hội hóa Truyền hình đây là vấn đề xã hội hoá liên quan nhiều đến vấn đề tiền bạc trong con mắt mọi người, nhưng với nhà quản lý, vấn đề được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác. Thành phần tham gia xã hội hoá không chỉ các đơn vị nhà nước mà còn có rất nhiều đơn vị tư nhân. Đây là điều đáng mừng và phù hợp với xu hướng hội nhập trong thời gian tới. Vấn đề là nhận thức của từng đài và khả năng có thể làm việc này đến đâu".

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 56 - 57)