Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách đối với hoạt động truyền hình

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 108 - 112)

VII. Kết cấu của luận văn:

10 giây 15 giây 20 giây 30 giây

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách đối với hoạt động truyền hình

hội hoá là nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ truyền hình. Bên cạnh việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ truyền hình và các hình thức liên kết trong sản xuất sản phẩm và chương trình truyền hình, còn phải tăng cường sự quan tâm của nhà nước đến việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm nghề truyền hình xã hội hoá để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động truyền hình, trước mắt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng hiểu rõ về xu hướng xã hội hoá hoạt động truyền hình, nhằm thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng, các cấp chính quyền đối với công tác quản lý hoạt động truyền hình xã hội hoá. Các chủ thể tham gia vào quá trình xã hội hoá truyền hình cần được cập nhật kiến thức chuyên môn, nắm vững pháp luật của nhà nước trong hoạt động truyền hình. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động truyền hình nhằm giúp các chủ thể này đi đúng hướng và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hành nghề truyền hình.

Tăng cường vai trò Nhà nước trong chỉ đạo và triển khai thực hiện xã hội hoá truyền hình. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chính sách xã hội hoá truyền hình.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI HOÁ TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM NƯỚC TRONG XÃ HỘI HOÁ TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách đối với hoạt động truyền hình với hoạt động truyền hình

Quản lý nhà nước đối với xã hội hoá truyền hình là quá trình tác động và điều chỉnh có tính vĩ mô của bộ máy nhà nước thông qua luật pháp, chính sách và các đòn bẩy kinh tế tới các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ truyền hình cho nhân dân nhằm hướng hoạt động xã hội hoá truyền hình vào thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra trong từng thời kỳ. Do vậy, cần phải hoàn thiện và đồng bộ hoá hệ thống văn bản pháp quy và chính sách đối với hoạt động truyền hình cho phù hợp và tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền hình phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

Tạo điều kiện cho hoạt động truyền hình xã hội hoá phát triển đồng nghĩa với việc tăng cường nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động truyền hình nói chung và hoạt động truyền hình xã hội hoá nói riêng. Do vậy cần nhanh chóng có một hệ thống văn bản pháp lý, quy chế hoàn chỉnh, rõ ràng và ổn định trong một thời gian dài, đảm bảo công bằng giữa truyền hình công lập và truyền hình xã hội hoá. Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền và sự phối hợp của các ngành trong việc quản lý các cơ sở truyền hình xã hội hoá trên địa bàn. Cụ thể cần, xây dựng và sửa đổi Luật Viễn thông, Luật Báo chí, Luật Tần số vô tuyến điện, Quy hoạch viễn thông, Quy hoạch tần số vô tuyến điện, Quy hoạch phát thanh, truyền hình… nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình; - Sửa đổi các quy định liên quan đến việc thu các chương trình phát thanh, truyền hình qua vệ tinh theo hướng cho phép người dân có thể tự mua thiết bị thu vệ tinh (TVRO) để thu các chương trình từ vệ tinh Vinasat nhằm phổ cập các chương trình phát thanh, truyền hình quốc gia và địa phương tại những khu vực khó khăn về địa lý.

Để tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực phát thanh- truyền hình, cụ thể là: Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển của Đài Truyền hình

Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và sự phát triển của truyền hình trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người làm truyền hình; ban hành cơ chế, chính sách về xã hội hoá truyền hình và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền hình. Xây dựng các quy định về tổ chức bộ máy, về tiêu chuẩn cán bộ, về mối quan hệ của Đài Truyền hình Việt Nam với các Bộ, ngành và với các tổ chức truyền hình quốc tế. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về truyền hình, xây dựng quy hoạch hệ thống phát thanh - truyền hình trong toàn quốc và thực hiện Quy hoạch phát triển Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020.

Có nhiều quan điểm cho rằng xã hội hóa truyền hình nên đưa vào Luật Báo chí, bởi vì trước tháng 5-2009 gần như không có văn bản pháp luật nào điều chỉnh, cho phép các hoạt động hợp tác đầu tư trong lĩnh vực truyền hình. Lâu nay, việc hợp tác đầu tư như vậy thường được hiểu như là một phần chủ trương khuyến khích xã hội hóa của Nhà nước. Thế nhưng, nếu nghiên cứu kỹ tinh thần của các văn bản quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa, từ Nghị quyết số 90-CP ngày 21-8-1997 đến các Nghị định 73/1999/NĐ-CP, 53/2006/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ đều thấy rằng truyền hình không thuộc diện được Nhà nước khuyến khích xã hội hóa. Tuy nhiên, phong trào hợp tác đầu tư vốn trong lĩnh vực truyền hình thời gian qua vẫn rộ lên rất mạnh, điều đó cho thấy nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực truyền hình rất cao trong khi “cung” pháp lý đã không đáp ứng kịp. Phong trào xã hội hóa lĩnh vực truyền hình đã được “cứu nguy” bằng Thông tư 09/2009/TT-BTTTT ngày 28-5-2009 của Bộ Thông tin Truyền thông. Có thể nói, đây là văn bản đầu tiên tạo cơ sở pháp lý, đồng thời chấm dứt một thời kỳ hợp tác đầu tư “công-tư” theo kiểu “tranh tối tranh sáng” trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam. Các đài truyền hình thở phào. Hơn nữa, văn

bản này tỏ ra cởi mở khi cho phép các doanh nghiệp “có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam” được hợp tác với đài truyền hình để sản xuất không chỉ một phần mà toàn bộ kênh chương trình truyền hình, áp dụng không chỉ truyền hình trả tiền mà cả với truyền hình không trả tiền, phạm vi điều chỉnh không chỉ truyền hình mà cả với lĩnh vực phát thanh. Đài truyền hình muốn thực hiện hợp tác chỉ cần làm thủ tục đăng ký hoặc thông báo với Bộ Thông tin Truyền thông. Trong khi đó, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn. Cơ sở pháp lý để ban hành Thông tư 09/2009/TT-BTTTT là Luật Báo chí và Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Báo chí (xin lưu ý, văn bản này không dựa trên các quy định về chính sách xã hội hóa). Tuy nhiên, pháp luật về báo chí hiện chỉ mới cho phép cơ quan báo chí được “tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành sách, quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh vật tư thiết bị liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho sự nghiệp phát triển báo chí” (khoản 2, điều 7, Nghị định 51/2002/NĐ-CP).

Như vậy, hợp tác để sản xuất chương trình truyền hình có thuộc diện được phép nói trên? Theo các ý kiến, vấn đề này cần được điều chỉnh bởi một văn bản luật có giá trị pháp lý cao hơn, tốt nhất là bổ sung, đưa vào dự thảo Luật Báo chí sửa đổi hiện đang lấy ý kiến để trình Quốc hội thông qua. Ngoài ra, nội dung Thông tư 09/2009/TT-BTTTT vẫn còn một số điểm cần làm rõ. Chẳng hạn, doanh nghiệp “có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam” được hợp tác với đài truyền hình có bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Theo quy định của Luật Đầu tư, văn hóa, thông tin, báo chí… là những lĩnh vực đầu tư có điều kiện và nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia. Trong khi đó, theo cam kết của Việt Nam với WTO, lĩnh vực nghe nhìn (sản xuất, phát hành và chiếu các chương trình truyền hình, tác phẩm điện ảnh) vẫn chưa được mở cửa và nếu mở thì chỉ ở

mức độ các hiệp định song phương nhằm thúc đẩy văn hóa giữa hai nước, đồng thời thuộc danh mục được phép miễn trừ đối xử tối huệ quốc (không áp dụng cho các thành viên khác thuộc WTO). Thực tế, hiện nay chỉ mới có một doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực truyền hình là Tập đoàn Canal+ (Pháp). Vậy liên doanh này được thành lập trên cơ sở nào? “Tất cả những vấn đề này cần được quy định cụ thể và minh bạch” - giám đốc một kênh truyền hình liên kết phát biểu.

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w