Quan điểm phát triển truyền hình và xã hội hóa truyền hìn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 98 - 101)

VII. Kết cấu của luận văn:

10 giây 15 giây 20 giây 30 giây

3.1.1.1. Quan điểm phát triển truyền hình và xã hội hóa truyền hìn hở Việt Nam

Nhìn ra các nước có nền kinh tế thị trường, việc cá nhân và các tổ chức xã hội tham gia sản xuất chương trình truyền hình là tự nhiên, bình thường

được thực hiện ngay từ khi kênh truyền hình ra đời. Trong cuốn Thế giới phẳng, nhà báo Mỹ Thomas L.Friedman kể lại sự kiện ngày 7/7/2005, ngày xảy ra các vụ đánh bom ở hệ thống tàu điện ngầm London (Anh), địa chỉ Web của BBC đã mời những người từng chứng kiến và nghe kể về sự kiện này gửi bài và ảnh liên quan tới những gì họ đã biết. Chỉ trong vòng 24h, địa chỉ Web này nhận được 20 nghìn bài viết qua thư điện tử, một nghìn bức ảnh và hơn 20 đoạn phim video. Một trong những hình ảnh chính của địa chỉ web BBC vào hôm đó là bức ảnh của một người chụp ảnh nghiệp dư chụp quang cảnh chiếc xe buýt 2 tầng bị đánh bom… Như vậy, nhờ huy động các nguồn lực xã hội mà đài BBC đã đem đến cho khán giả những thông tin kịp thời, chân thực và phong phú mà người nhà đài không có cơ hội thực hiện.

Thuật ngữ “xã hội hóa” (XHH) chỉ xuất hiện ở nước ta sau nhiều năm đổi mới, khi nhà nước từng bước xóa bỏ bao cấp, chuyển dần các hoạt động sản xuất và dịch vụ trước đây do nhà nước bao sân cho các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội… Ngành truyền hình cũng không đứng ngoài xu thế đó. Có điều, XHH truyền hình không giống như XHH các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Tất cả các đài truyền hình đều là truyền hình công do Nhà nước (Trung ương và địa phương) quản lý. Tại Việt Nam ở thời điểm này, XHH truyền hình mới đi những bước chập chững đầu tiên, việc hợp tác còn phụ thuộc chủ yếu qua các hợp đồng song phương, chưa hình thành một thị trường truyền hình thực sự. Dẫu vậy, chủ trương XHH sản xuất chương trình truyền hình bước đầu đã có hiệu quả rõ rệt. Việc XHH là cơ hội phát huy tiềm năng của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, giúp đài truyền hình thoát ra khỏi bầu sữa bao cấp của Nhà nước, nhưng người hưởng lợi trước tiên và lâu dài chính là người xem truyền hình.

Trước những đổi mới không ngừng của ngành công nghệ truyền hình, sự xuất hiện của những kênh truyền hình được xã hội hóa sản xuất đã cho thấy

bước phát triển mới về tư duy sáng tạo, khả năng thực hiện các chương trình chất lượng cao theo các quan điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phát triển truyền hình Việt Nam hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân; phát triển đi đôi với việc quản lý tốt để bảo đảm Đài Truyền hình Việt Nam là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm an ninh chính trị quốc gia trong mọi tình huống.

Thứ hai, phát triển truyền hình theo phương châm: Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm phù hợp với điều kiện Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.

Thứ ba, sử dụng các phương thức, công nghệ truyền dẫn phát sóng phù hợp, hỗ trợ cho nhau, đồng thời quan tâm thích đáng đến phương tiện thu xem đơn giản nhất của người dân đã có sẵn, đặc biệt là các hộ dân tại các vùng sâu, vùng xa.

Thứ tư, phát triển sự nghiệp truyền hình trên cơ sở gắn kết các yếu tố nội dung, kỹ thuật, kinh tế; từng bước đổi mới kỹ thuật và công nghệ truyền hình theo hướng hội tụ các công nghệ, ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm Đài Truyền hình Việt Nam giữ vai trò đầu tầu trong hệ thống truyền hình toàn quốc.

Thứ năm, xây dựng và quản lý thống nhất hệ thống trung tâm sản xuất chương trình khu vực, hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Truyền hình Việt Nam bao gồm hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh và các đài phát sóng mặt đất để phủ sóng truyền hình quốc gia trên phạm vi toàn quốc, mở rộng phạm vi phủ sóng trên thế giới nhằm phát huy hiệu quả về nội dung tuyên truyền, kỹ thuật, kinh tế và bảo đảm an ninh chính trị.

Thứ sáu, tăng cường xã hội hóa việc sản xuất các chương trình truyền hình, phim truyền hình theo đúng định hướng của Đảng và các quy định của

Nhà nước; đẩy mạnh phát triển kênh truyền hình quảng bá song song với phát triển nhanh chóng các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền.

Thứ bảy, phát triển đồng bộ cả 3 khâu: sản xuất chương trình; truyền dẫn và phát sóng; phương tiện thu xem truyền hình.

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w