Quan niệm về xã hội hoá và xã hội hoá truyền hình

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 25 - 31)

VII. Kết cấu của luận văn:

1.1.2.Quan niệm về xã hội hoá và xã hội hoá truyền hình

Ở VIỆT NAM

1.1.2.Quan niệm về xã hội hoá và xã hội hoá truyền hình

1.1.2.1. Khái niệm xã hội hóa :

Ở Việt Nam những năm qua, có một thực tế là thuật ngữ “xã hội hoá” được đề cập trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng cho đến nay chưa có một khái niệm (định nghĩa) thống nhất về “xã hội hoá”, chính xác hơn là chưa có sự giải nghĩa đầy đủ về nội hàm của thuật ngữ này. Hiện nay, chúng ta thường dùng nhiều khái niệm theo nghĩa khác hẳn nghĩa thông thường của nó và xem đó là một hiện tượng không xa lạ nó đã có từ xa xưa, đó chính là sự phát triển tự nhiên trong cuộc sống, trong ngôn ngữ và cũng có thể còn do nhiều lý do khác.

Hiện nay, xã hội hóa là cụm từ được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy bản chất của xã hội hoá là gì?

- Xã hội hóa được Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên từ giữa các năm 1980) giải thích: xã hội hóa là làm cho của cải vật chất, tinh thần trở thành của chung của xã hội, với thí dụ xã hội hóa (XHH) tư liệu sản xuất, tức là, quốc hữu hóa tư liệu sản xuất.

- Xét theo góc độ từ nguyên học thì theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng- 1997 cho rằng, XHH là làm cho trở thành của chung của xã hội.

- Trong kinh tế chính trị học, khi nói ”XHH” người ta hiểu đó là quá trình phát triển của lực lượng sản xuất từ trình độ hợp tác giản đơn lên trình độ hợp tác có phân công, chuyên môn hoá cao trên phạm vi toàn xã hội.

- Trong tâm lý học và xã hội học, ”XHH” được dùng để chỉ quá trình cá nhân trẻ (đứa bé lúc sơ sinh) tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà lịch sử loài người đã tích luỹ được, biến nó thành kinh nghiệm riêng, từ đó hình thành những năng lực người, đảm bảo cho mỗi người có thể sống và hoạt động với tư cách là một thành viên của xã hội.

- Trong Từ điển xã hội học của Nguyễn Khắc Viện chủ biên, NXB Thế giới,.HN- 1994 lại giải thích: XHH là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội (tập thể) trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng và những phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội.

Nhìn chung, cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu về “xã hội hoá”, trong đó cũng còn ít nhiều phiến diện, chưa làm rõ được bản chất của “xã hội hoá”. Đi tìm trong các từ điển tiếng Việt, không tìm thấy cuốn từ điển nào giải nghĩa đầy đủ cho thuật ngữ “xã hội hoá” trên tư cách là một thuật ngữ độc lập. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những sự giải nghĩa thuật ngữ “xã hội hoá” khi nó được ghép với các thuật ngữ khác như: “xã hội hoá sản xuất”; “xã

hội hoá hình thức”; “xã hội hoá thực tế”. Như vậy có thể thấy, ở mỗi góc nhìn khác nhau thì thuật ngữ XHH được định nghĩa khác nhau, nhưng điều cốt lõi là dù định nghĩa thế nào thì các thuật ngữ đó đều đề cập tới sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội. Hoạt động của con người, của cộng đồng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

Qua nghiên cứu các thuật ngữ trên có thể suy ra một cách khái quát rằng:

“Xã hội hoá” một hoạt động nào đó, chính là sự gia tăng tính chất “xã hội” của hoạt động ấy thông qua sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội dựa trên những điều kiện và trong khuôn khổ cơ chế nhất định. Điều kiện và cơ chế cụ thể như thế nào là phụ thuộc vào bối cảnh của xã hội hoá. Những điều kiện và cơ chế đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của xã hội hoá, chúng quy định hình thức, phương thức “tham gia” của các chủ thể khác nhau trong xã hội vào hoạt động được xã hội hoá. Như vậy, điều kiện và cơ chế gắn với bối cảnh xã hội hoá sẽ quyết định ý nghĩa của “xã hội hoá” trong bối cảnh ấy.

Nghĩa của cụm từ “xã hội hoá” trong các văn bản tiếng nước ngoài cũng có nghĩa tương tự (tức là nó được đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ hay sở hữu tập thể; làm sao cho phù hợp với môi trường xã hội; làm cho phù hợp với tư tưởng và triết lý xã hội v.v..).

Ở Việt Nam, ngày 21-8-1997 Chính phủ có Nghị quyết số 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa…Ngày 19/8/1999 Chính phủ có Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Theo các văn bản này, “xã hội hóa” được hiểu như sau:

- “Xã hội hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó ”.

- “Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa”.

- “Xã hội hóa là đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của Nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc các cá nhân tiến hành”

- “Xã hội hóa là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này”

Trong thực tế, ở nước ta mọi người thường hiểu đơn giản “xã hội hóa “ là việc nhân dân đóng góp thêm nguồn lực cho các hoạt động đó: đóng góp tiền dưới dạng các loại phí, nói nôm na là mua dịch vụ; bỏ tiền, công sức ra cung ứng các dịch vụ đó, như lập trường tư, bệnh viện tư, phòng khám tư, nhà hát tư, tức là các chủ thể ngoài nhà nước tham gia vào quá trình đầu tư, v.v... Hay nói cách khác, người sử dụng dịch vụ bỏ (một phần hay toàn bộ) tiền ra mua dịch vụ; khuyến khích người dân, các thành phần kinh tế và các tổ chức khác đầu tư cung ứng dịch vụ. Đây cũng được xã hội cho là chủ trương quan trọng, hợp lý, hợp thời, hợp trào lưu và đúng là chính sách lâu dài của Đảng và Nhà nước, một chủ trương đáng trân trọng.

Từ những nhận thức như đã phân tích có thể hiểu, tư nhân hóa là việc nhà nước trả lại chức năng sản xuất, kinh doanh cho khu vực tư nhân, còn “Xã hội hóa” là việc nhà nước trả lại chức năng của khu vực xã hội cho khu

vực xã hội, tạo điều kiện cho các khu vực đó phát triển một cách cân đối cùng khu vực công. Đó là cách để tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững, xã hội hài hòa. Cơ sở của việc tách bạch công việc của các tổ chức thuộc khu vực công, khu vực tư nhân và khu vực xã hội đơn giản là phân công lao động, là người nào việc nấy. Chỉ có phân công lao động và chuyên môn hóa thì các tổ chức mới hoạt động một cách hiệu quả. Trong quá trình thực hiện phân công, Nhà nước chỉ làm công việc của mình quản lý; khu vực tư nhân hoạt động tạo ra của cải vật chất; khu vực xã hội giúp làm thay đổi con người (sức khỏe, hiểu biết, tín ngưỡng, hạnh phúc…). Cả ba khu vực hoạt động nhịp nhàng thì có dân giàu, nước mạnh, xã hội hài hòa, văn minh và phát triển.

Hiện nay, trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn; một hiện tượng nổi cộm cần phải khắc phục đó là do chưa tìm hiểu kỹ nội dung về vấn đề này nên có một số địa phương, một số người còn có cách nhìn rất lệch lạc cho rằng xã hội hoá đơn thuần chỉ là quá trình quyên góp tiền bạc của nhân dân hoặc bắt dân phải đóng góp theo cách hiểu " Nhà nước và nhân dân cùng làm". Không ít cán bộ lãnh đạo vẫn quan niệm rằng, xã hội hoá là huy động tiền của trong nhân dân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Một số khác lại hiểu xã hội hoá là chuyển gánh nặng từ vai Nhà nước sang vai nhân dân, chuyển cho cộng đồng tự lo liệu, dẫn đến sự buông lỏng quản lý, thiếu đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động xã hội...

1.1.2.2. Khái niệm xã hội hóaTruyền hình :

Từ khi có Luật Điện ảnh, chủ trương xã hội hóa hoạt động Điện ảnh của Đảng và Nhà nước ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Sự ra đời và hoạt động của nhiều hãng phim tư nhân trong thời gian qua đã tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và sức sống mới trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất phim, cả ở điện ảnh và truyền hình. Xã hội hóa truyền hình nói chung và xã

hội hóa sản xuất phim truyền hình nói riêng là một xu thế tất yếu của một xã hội phát triển. Mặt khác, việc quy định 50% thời lượng phim Việt trên sóng buộc các Đài truyền hình phải mở rộng sự hợp tác làm phim theo hướng xã hội hóa. Sự tham gia của các hãng phim tư nhân làm cho các hãng phim Nhà nước không còn ở thế “độc tôn”, đem đến luồng sinh khí mới cho đời sống phim truyền hình cả nước, tạo ra cuộc cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng phim; công chúng có nhiều điều kiện để chọn cho mình món ăn tinh thần ưa thích bởi các phim được sản xuất đa dạng về đề tài, phong phú về cách thể hiện.

Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) ra Quyết định 38/2002/QĐBVHTT quy định về điều kiện thành lập cơ sở sản xuất phim tư nhân. Quyết định này là văn bản pháp lý để nhiều doanh nghiệp tư nhân lúc đó đang ở bước đầu thăm dò, tìm hiểu, tiếp cận chủ trương xã hội hóa hoạt động điện ảnh, để có cơ sở để đầu tư và phát triển vào trong lĩnh vực này. Như vậy ”Xã hội hóa Truyền hình” chính là "sự tham gia của nhiều chủ thể vào quá trình sản xuất chương trình từ bên ngoài ngành Truyền hình". Điều đó có nghĩa là trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình có thể có nhiều chủ thể tham gia. Định nghĩa này cũng được Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn Phó Tổng giám Đốc Thường trực Đài Truyền hình Việt nam khẳng định: "Bản chất của xã hội hoá Truyền hình không phải là vì tiền, mà là việc lôi kéo nhiều đơn vị, tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất chương trình, nhằm giảm tải cho nhà Đài cũng như tạo ra hiệu quả tốt nhất cho các chương trình truyền hình. và nó sẽ thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của công chúng". Do vậy khái niệm ” Xã hội hóa truyền hình ” đã hàm chứa trong nó cả mục tiêu xây dựng một nền Truyền hình hiện đại nhờ phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội. Đây cũng là con đường để việc sản xuất các chương trình Truyền hình đi theo hướng chuyên môn hóa, chất lượng và năng suất cao hơn.

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 25 - 31)