VII. Kết cấu của luận văn:
10 giây 15 giây 20 giây 30 giây
2.3.1. Những thành tựu đạt được.
Chủ trương xã hội hóa hoạt động Điện ảnh của Đảng và Nhà nước ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Sự ra đời và hoạt động của nhiều hãng phim tư nhân thời gian qua đã tạo sự cạnh tranh lành mạnh và sức sống mới trong hoạt động sản xuất phim, cả ở điện ảnh và truyền hình. Xã hội hóa truyền hình nói chung và xã hội hóa sản xuất phim truyền hình nói riêng là một xu thế tất yếu của một xã hội phát triển. Mặt khác, việc quy định 50% thời lượng phim Việt trên sóng buộc các Đài truyền hình phải mở rộng sự hợp tác làm phim theo hướng xã hội hóa. Sự tham gia của các hãng phim tư nhân làm cho các hãng phim Nhà nước không còn ở thế “độc tôn”, đem đến luồng sinh khí mới cho đời sống phim truyền hình cả nước, tạo ra cuộc cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng phim; công chúng có nhiều điều kiện để chọn cho mình món ăn tinh thần ưa thích bởi các phim được sản xuất đa dạng về đề tài, phong phú về cách thể hiện.
Xã hội hóa truyền hình cũng giảm được gánh nặng tài chính cho các Đài truyền hình khi đầu tư sản xuất những bộ phim dài tập, nhờ có chủ trương trương xã hội hóa mà các Đài có thêm nguồn kinh phí để đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng cơ sở truyền thông góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Nhờ có chủ trương xã hội hóa truyền hình nên vấn đề
ngân sách nhà nước cũng được cắt giảm để bù vào những lĩnh vực kinh tế văn hóa khác.