VII. Kết cấu của luận văn:
Ở VIỆT NAM
1.2.1. Tính tất yếu khách quan tăng cường vai trò nhà nước trong xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam.
Sau gần 20 năm đổi mới, tiềm lực kinh tế đất nước đã có sự phát triển mạnh so với trước. sản xuất đã cho ra đời nhiều loại hàng hóa hơn. Từ một quốc gia không đủ ăn, sống chủ yếu nguồn viện trợ ở bên ngoài, chúng ta đã vươn lên trở thành một quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới như lương thực, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ … điều kiện sống của người Việt Nam từng bước được nâng lên. Cùng với đó là những thay đổi trong nhận thức, tư duy. Công chúng giờ đây không chỉ muốn ăn ngon mặc đẹp mà còn cần những nhu cầu giải trí khác, điều này làm xuất hiện thị trường vui chơi, giải trí. Trong lĩnh vực này, truyền hình đã tỏ ra lợi thế cạnh tranh của mình. Khả năng quảng bá của màn ảnh nhỏ làm cho truyền hình trở thành là người tổ chức các cuộc thi, vui chơi giải trí mang tính toàn quốc. Các chương trình Chiếc nón kỳ diệu, Sao Mai điểm hẹn, Hãy chọn giá đúng; Ai là triệu phú… xuất hiện trên VTV đã trở thành những sân chơi hấp dẫn, bổ ích, với khả năng thu hút rất đông đảo khán giả. Có thể nói, với hình ảnh và âm thanh sống động, truyền hình đã can thiệp vào thị trường giải trí và chi phối thị trường này. Chúng ta đã thấy giới bầu sô âm nhạc đã từng bị lép vế trong các cuộc chơi lớn từ khi
Sao mai điểm hẹn ra đời. Và chúng ta cũng đã thấy, phải nhờ có truyền hình mà một số loại hình sân khấu truyền thống như Kịch nói, Chèo tuồng, Cải lương… lại có thêm điều kiện đến với công chúng.Truyền hình đã và đang trở thành một rạp hát khổng lồ, đa năng, giúp cho công chúng có thể tìm thấy gần như tất cả những loại hình sân khấu, giải trí phù hợp với nhu cầu của mình; để rồi, thay vì đến các địa điểm vui chơi giải trí, công chúng có thể lựa chọn hình thức ở nhà để thực sự thư giãn đầu óc với vòng quay "Chiếc nón kỳ diệu" hay cùng hồi hộp với những người chơi trong chương trình "Ai là triệu phú"…
Nhu cầu của công chúng hiện đại đã khiến cho truyền hình không chỉ là nhà cung cấp thông tin thời sự chính trị mang đậm dấu ấn của báo chí nữa, mà còn đòi hỏi truyền hình phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình chương trình phục vụ nhu cầu ngày một đa dạng, phong phú của công chúng. Tất nhiên nhu cầu của công chúng ở đây không phải là phép cộng thuần tuý nhu cầu của các cá nhân. Bởi theo nhu cầu của tất cả công chúng truyền hình dễ sa vào thoả mãn cả những nhu cầu phi văn hóa.
Trên phương diện kỹ thuật cũng đang dần thể hiện rõ xu thế hóa của truyền hình. Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà các loại thiết bị phục vụ cho sản xuất các chương trình truyền hình cũng trở nên ngày một hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với trước. Cách đây không lâu để có một thiết bị sản xuất chương trình đúng quy chuẩn người ta phải bỏ ra ít nhất hàng trăm ngàn Đôla Mỹ (USD). Điều đó khiến cho khả năng được tham gia vào các hoạt động của truyền hình trở nên xa sỉ với tất cả mọi người dân. Nhưng nay nhờ có công nghệ số hóa Digital, giá thành của những chiếc máy ghi hình đã giảm hàng trăm lần so với trước. chỉ với 1.000 USD là công chúng có thể mua được một chiếc máy quay kỹ thuật số hóa và có thể bắt tay vào công đoạn đầu tiên sản xuất chương trình truyền hình. Điều này mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cả truyền hình và công chúng. Về phía công chúng, có thể tham gia trực tiếp vào thực hiện các chương trình truyền hình và cũng chính điều ấy mà nội dung, hình thức thông tin của truyền hình sẽ ngày một đa dạng và mới hơn.
Trong cuộc đua thông tin luôn không có chỗ đứng cho người đến sau, thì sự tham gia ngày một nhiều hơn của công chúng vào hoạt động cung cấp hình ảnh và các sự kiện mới nhất đang diễn ra trong cuộc sống cho truyền hình là hết sức quan trọng và cần thiết. Dù muốn hay không thì đây là xu hướng tất yếu trong tương lai của truyền hình. Cũng trên phương diện kỹ thuật, nhưng
dưới một góc nhìn khác cũng có thể ghi nhận được điều tương tự. Trong tương lai, gianh giới giữa truyền hình và các loại báo điện tử chắc chắn sẽ không còn. Cuộc cách mạng của công nghệ thông tin đã cho phép các tờ báo mạng cũng có thể tham gia vào quá trình thông tin bằng hình ảnh. Hiện nay, tuy chưa thực sự phổ biến nhưng công chúng cũng có thể xem phim truyện, theo dõi các cuộc phỏng vấn, hay bình luận, phân tích, các phóng sự bằng hình ảnh trên mạng Internet. Vị trí "mặt tiền" của truyền hình đang bị đe doạ và chắc chắn sẽ không còn ở thế độc tôn như trước. Thực tế này buộc truyền hình phải tham gia vào tiến trình hội nhập, phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại và thực hiện khẩn trương xã hội hóa các hình thức quảng bá sản phẩm và sức ảnh hưởng của mình. Nếu như các nhà làm báo mạng tìm kiếm lợi thế của thông tin hình ảnh đưa truyền hình lên Internet để làm sang cho tờ báo của mình thì truyền hình cũng cần phải nhanh chóng tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin đưa các sản phẩm của mình lên mạng để thực sự bình đẳng trong cuộc cạnh tranh về mặt công nghệ, tiếp tục chiếm lợi thế về chất lượng sản phẩm. Mới đây hợp tác giữa ngành bưu chính viễn thông, chuẩn bị đưa dịch vụ truyền hình trên mạng điện thoại di động thế hệ 3G có thể xem như một động thái tích cực của truyền hình trong quá trình xã hội hóa chính mình.
Tóm lại, truyền hình là loại sản phẩm vật chất đặc biệt. Nó không chỉ là hàng hóa thông thường mà còn là một loại sản phẩm mang tính đại chúng, tính công cộng cao. Trước yêu cầu phát triển, cần phải có một quan điểm tích cực trong triển khai các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nguồn thu. Tuy nhiên, trước kinh doanh, các sản phẩm truyền hình phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí lành mạnh của công chúng. Việc xã hội hóa các hoạt động của truyền hình đã và sẽ là một khuynh hướng tất yếu trong thời gian tới. Chỉ có thể để cho công chúng ngày một tham gia nhiều hơn vào các công
đoạn sản xuất của mình, và hướng hoạt động sản xuất đến phục vụ và thoả mãn nhu cầu xem của công chúng, truyền hình mới có điều kiện thuận lợi để phát triển, giữ được ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay. Việc tham gia mạnh mẽ vào tiến trình xã hội hóa, tận dụng được mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho phát triển sẽ là cơ sở để truyền hình tiếp tục củng cố chỗ đứng của mình. Hoạt động trong lĩnh vực truyền hình như đã phân tích là hết sức đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp. Để hoạt động trong lĩnh vực truyền hình thực sự là món ăn tinh thần của quần chúng nhân dân, là công cụ quảng bá chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước thì không thể vắng thiếu vai trò quản lý, định hướng của nhà nước. Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình cần được xem xét trên cả hai phương diện: quản lý nội dung chương trình và quản lý con người tham gia xây dựng và thực hiện chương trình truyền hình.