Vai trò của xã hội hoá truyền hình

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 34 - 37)

VII. Kết cấu của luận văn:

1.1.4Vai trò của xã hội hoá truyền hình

Ở VIỆT NAM

1.1.4Vai trò của xã hội hoá truyền hình

Vai trò của xã hội hoá truyền hình không phải là một khái niệm mới trong trong lĩnh vực truyền hình, quá trình xã hội hoá công tác truyền hình đã

diễn ra từ rất lâu đối với các nước có sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực truyền hình. Theo ông Trần Đăng Tuấn - Nguyên Phó Tổng giám đốc thường trực đài truyền hình Việt Nam, nghĩa rộng của quá trình này chính là "sự tham gia vào quá trình sản xuất chương trình từ bên ngoài ngành truyền hình". Tức là trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình có sự tham của một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không liên quan đến nhà Đài. Trong thời đại hiện nay, việc mua bản quyền các chương trình truyền hình đã trở thành một xu thế chủ yếu, thể hiện tính chuyên nghiệp. Một số chương trình truyền hình không phải ôm đồm toàn bộ các khâu sản xuất mà đã có đơn đặt hàng một số các đơn vị tư nhân chuyên làm về một lĩnh vực nào đó của truyền hình. Vấn đề có tính thời sự trong xã hội hoá hôm nay là chúng ta có mở rộng hình thức: có một đơn vị bên ngoài bất kể nhà nước, tư nhân có thể đảm nhiệm đứt đoạn, trọn gói một chương trình và đài truyền hình có thể tiếp nhận phát sóng.

Lúc này, lại nảy sinh ra một vấn đề: mua bản quyền truyền hình. Tuy nhiên, chính yếu tố này đảm bảo cho chất lượng của các chương trình truyền hình được tốt hơn. Khi mua bản quyền một chương trình trong một thời gian nhất định thì người mua sẽ được độc quyền chương trình này, đồng thời, quyền lợi của bên cung cấp cũng được đảm bảo. "Xã hội hoá truyền hình là đi liền với đồng tiền". Bởi chính đồng tiền chi phối tới quá trình này. Một tư nhân, hay đơn vị nào đó muốn đứng ra lập công ty phát triển về một khía cạnh nào đó của truyền hình cần phải có tiền. Và kể cả phía bên nhà Đài, muốn đặt hàng một chương trình nào đó cũng cần phải có tiền. Tuy nhiên "Bản chất của xã hội hoá không phải là vì tiền mà là việc lôi kéo nhiều đơn vị, tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất chương trình, nhằm giảm tải cho nhà Đài cũng như tạo ra hiệu quả tốt nhất cho các chương trình truyền hình. Và nó sẽ thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của công chúng".

Xã hội hoá truyền hình là một sự phát triển đúng hướng trong quá trình chuyên nghiệp hóa các chương trình truyền hình. Truyền hình ở Việt Nam nói chung cũng đã thực hiện công tác xã hội hoá chương trình truyền hình ở nhiều kênh truyền hình và các chương trình truyền hình.

Xã hội hoá truyền hình, tức là chúng ta đã chấp nhận chia sẻ "chiếc bánh truyền hình" cho các công ty, đơn vị tư nhân. Hơn nữa, xã hội hoá sẽ xoá bỏ sự độc quyền của các Đài truyền hình trong sự áp đặt về mức khoán và các chi phí đầu tư. Trong môi trường mới, từng cá nhân, từng tập thể sẽ có trách nhiệm hơn về công việc khi sản xuất chương trình. Hiện nay, đài truyền hình Việt Nam đang thẩm định hơn 40 chương trình được xã hội hoá; hướng tới phát sóng những chương trình hay, chất lượng để xây dựng uy tín của nhà Đài. Quá trình này có sự đóng góp của các công ty, đơn vị, tập thể ngoài truyền hình.

Thay vì chỉ hợp tác như trước, thì hiện nay các đài có thể đặt thẳng các công ty làm trọn gói một chương trình. Ví dụ đặt hàng sản xuất phim truyện truyền hình, sân khấu, ca nhạc… Xuất hiện những thể nhân độc lập để sản xuất chương trình truyền hình. Như thế sẽ có hàng trăm, hàng ngàn đơn vị sản xuất chương trình (nhưng số đài truyền hình thì không nhiều). Các đơn vị sản xuất này có chức năng chuyên môn hoá cao, có công ty chỉ làm hậu kỳ, kỹ sảo, thậm chí có công ty chỉ sản xuất ý tưởng. Như vậy là cả xã hội làm truyền hình. Do vậy việc thống nhất cao về nhận thức trong ngành, trong các cơ quan quản lý là xã hội hoá không có nghĩa là rút lui trận địa, khoán trắng mà ngoài công tác tuyên truyền cần tập trung công sức vào phát triển truyền hình. Ngoài ra, còn phải đầu tư công sức vào việc tận dụng trí tuệ xã hội. Tỷ lệ cao dần vào lĩnh vực đặt hàng, tổ chức lực lượng bên ngoài, nghiệm thu, đánh giá chất lượng. Chuyển mô hình tổ chức đài từ đại công trường sang cơ chế sản xuất hàm lượng tri thức cao hơn.

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 34 - 37)