Phương hướng tăng cường vai trò Nhà nước trong xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 107 - 108)

VII. Kết cấu của luận văn:

10 giây 15 giây 20 giây 30 giây

3.1.2. Phương hướng tăng cường vai trò Nhà nước trong xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong xã hội hoá truyền hình là nhằm đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động truyền hình để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân. Xã hội hoá hoạt động truyền hình là động viên và tổ chức tốt sự tham gia chủ động và tích cực của toàn xã hội trong công tác phát triển ngành truyền hình, là khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực của toàn xã hội, mở rộng các nguồn lực đầu tư cho hoạt động truyền hình như khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực truyền hình , các thành phần kinh tế tham gia vào cung cấp dịch vụ truyền hình . Thực hiện sự công bằng trong quản lý Nhà nước đối với truyền hình công lập và truyền hình xã hội hoá . Tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể ngoài nhà nước tham gia hoạt động và phát huy hiệu quả thiết thực trong phục vụ nhân dân trên lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với các dịch vụ truyền hình xã hội hoá theo hướng mở rộng hoạt động các dịch vụ truyền hình ngoài nhà nước. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ truyền hình; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các sản phẩm truyền hình và chương trình truyền hình hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Mở rộng hoạt động dịch vụ truyền hình xã hội hoá là thực hiện chính sách xã hội hoá truyền hình, không phân biệt các thành phần kinh tế, trên cơ sở đảm bảo đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp

luật hiện hành thì đều được tham gia hoạt động dịch vụ truyền hình .

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động truyền hình xã hội hoá là nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ truyền hình. Bên cạnh việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ truyền hình và các hình thức liên kết trong sản xuất sản phẩm và chương trình truyền hình, còn phải tăng cường sự quan tâm của nhà nước đến việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm nghề truyền hình xã hội hoá để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động truyền hình, trước mắt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng hiểu rõ về xu hướng xã hội hoá hoạt động truyền hình, nhằm thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng, các cấp chính quyền đối với công tác quản lý hoạt động truyền hình xã hội hoá. Các chủ thể tham gia vào quá trình xã hội hoá truyền hình cần được cập nhật kiến thức chuyên môn, nắm vững pháp luật của nhà nước trong hoạt động truyền hình. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động truyền hình nhằm giúp các chủ thể này đi đúng hướng và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hành nghề truyền hình.

Tăng cường vai trò Nhà nước trong chỉ đạo và triển khai thực hiện xã hội hoá truyền hình. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chính sách xã hội hoá truyền hình.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI HOÁ TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w