Về công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ Thông tin Truyền thông và các cơ quan chức năng đối với các đơn vị tham gia thực hiện xã hội hoá

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 90 - 92)

VII. Kết cấu của luận văn:

2.2.5.Về công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ Thông tin Truyền thông và các cơ quan chức năng đối với các đơn vị tham gia thực hiện xã hội hoá

10 giây 15 giây 20 giây 30 giây

2.2.5.Về công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ Thông tin Truyền thông và các cơ quan chức năng đối với các đơn vị tham gia thực hiện xã hội hoá

các cơ quan chức năng đối với các đơn vị tham gia thực hiện xã hội hoá truyền hình.

Nhiệm vụ công tác thanh tra kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với các đơn vị tham gia liên kết để thực hiện một phần hay toàn bộ các chương trình truyền hình, do tính chất và đặc thù của công việc sản xuất ra những sản phẩm mang tính “ nghệ thuật trừu tượng” có liên quan trực tiếp đến các đơn vị chủ quản như các Đài truyền hình, Luật điện ảnh, Luật báo chí và theo quy đinh của sở kế hoạch đầu tư thì đây là loại hình kinh doanh có điều kiện do vậy để có được cấp giấy phép đầu tư thì phải chứng minh được những quy định của các đơn vị liên quan như Cục Điện Ảnh, chứng minh được nguồn tài chính (vốn đầu tư) theo quy định…mơi được sở kế hoạch đầu tư cấp

phép nên để được tham gia trực tiếp sản xuất chương trình truyền hinh thì đơn vị đó phải có đầy đủ những điều kiện trước khi tham gia hợp tác sản xuất các chương trình truyền hình, do vậy về tư cách pháp nhân thì 100% là các công ty khi có kiểm tra của các cơ quan chức năng đều thực hiện tốt các quy định đề ra.

Tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất ra những sản phẩm nghệ thuật giải trí này thì các khâu đầu tiên như kịch bản, nôi dung chương trình trong chuyên môn gọi là sản xuất tiền kỳ thì đều đã được kiểm duyệt khi sản phẩm mới chỉ là kịch bản văn học hay kịch bản phân cảnh, để tránh tình trạng tốn kém cho các nhà đầu tư, nên trước khi bắt tay vào sản xuất một chương trình độc lập thì các đơn vị đã phải xin duyệt từ khâu đầu tiên là kịch bản để khi sản xuất ra không bị làm lại hay sửa lại, nên về mặt nội dung thường nàh đài phải kiểm duyệt trước khi phát sóng.

Về giấy phép để được hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền hình trong năm 2008 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định thành lập Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội dung và kỹ thuật phát thanh, truyền hình, về nội dung thông tin trên báo điện tử và các loại hình thông tin trên internet (gọi tắt là thông tin điện tử) theo qui định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trong cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước .

Chính vì những quản lý đó nên trong suốt thời gian qua, chưa có đơn vị nào để xảy ra vi phạm nào đáng tiếc, tuy nhiên về mặt kinh doanh mua bán bản quyền chương trình thì đây cũng là vấn đề cấp thiết, chuyện gian lận bản quyền khi một chương trình có bản quyền cùng lúc bán cho nhiều Đài truyền

hình để thu được nhiều lợi nhuận và việc các Đài truyền hình cũng muốn có chương trình để phát mà tiền mua lại rẻ nên cũng nhắm mắt cho qua tạo nhiêu sơ hở về mặt pháp lý còn trong lĩnh vực quản lý nội dung các chương trình sao cho được hay, được tốt thì đánh giá của các cơ quan kiểm tra vẫn chưa được khách quan, do yếu tố về con người, cách nhìn nhận một sản phẩm mang tính nghệ thuật cao này.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI HOÁ TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu vai trò nhà nước trong xã hội hóa truyền hình ở việt nam (Trang 90 - 92)