Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 103 - 109)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân khách quan:

Một là, môi trƣờng pháp lý về hoạt động ngân hàng chƣa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu đƣợc xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi áp dụng quy trình mới, công nghệ hiện đại và nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ nhƣ hiện nay, nhiều quy định pháp chƣa kịp thay đổi cho phù hợp đã trở thành rào cản gây khó khăn cho SeABank trong việc triển khai các dịch vụ mới.

Hiệu lực pháp chế thấp: Ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời dân còn chƣa cao. Các quy định về pháp lệnh thống kê kế toán cũng chƣa đủ sức buộc doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán. Số liệu kế toán là cơ sở quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọng để ngân hàng tiến hành thẩm định, cấp tín dụng và các dịch vụ chƣa thật sự là cơ sở đáng tin cậy. Điều này gây trở ngại lớn cho SeABank nói riêng và các ngân hàng thƣơng mại nói chung trong việc mở rộng các dịch vụ của mình.

Hai là, hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng quản trị và tài chính của các doanh nghiệp còn thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp nhà nƣớc - thành phần kinh tế giữ vị trí then chốt, chủ đạo, là xƣơng sống của nền kinh tế - nhƣng kết quả hoạt động kinh doanh còn thấp. Theo số liệu của Bộ Tài chính, hiện vẫn còn trên 600 doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động sản xuất, kinh doanh từ hòa tới lỗ. Trên 430 doanh nghiệp Nhà nƣớc bị xếp loại C (chủ yếu do chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt thấp), trong đó có khoảng 200 doanh nghiệp là đơn vị thành viên của tổng công ty, tập đoàn kinh tế, tập trung chủ yếu ở các ngành nhƣ mía đƣờng, dâu tằm tơ, giấy, lƣơng thực, một số tổng công ty ngành giao thông với số lỗ lũy kế và nợ lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Với hơn 60% DNNN thua lỗ, với số nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp cho thấy năng lực SXKD của các DNNN đạt hiệu suất thấp dù giữ phần lớn nguồn vốn đầu tƣ trong nền kinh tế. DNNN tồn tại và hoạt động kém hiệu quả, tất yếu dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Các loại hình kinh tế khác nhƣ Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN), cá thể, hợp tác xã (HTX) vốn tự có ít trình độ, năng lực quản trị kinh doanh còn thấp, khả năng tăng trƣởng, phát triển sản xuất kinh doanh vô cùng khó khăn, là một trở ngại lớn cho ngân hàng trong đầu tƣ tín dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, do năng lực quản trị yếu, sự hiểu biết về kinh tế thị trƣờng, kinh tế thế giới và luật pháp, kinh nghiệm hoạt động ít, các doanh nghiệp loại này thƣờng có phƣơng án kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh rủi ro gây thất thoát vốn dẫn đến không đủ khả năng trả nợ ngân hàng.

Ba là, do có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế thị trƣờng nƣớc ta còn đang ở mức sơ khai: cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ lạc hậu và trình độ quản lý chƣa cao. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngƣời dân còn rất thấp, chƣa đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Bốn là, do tâm lý của khách hàng còn lạc hậu, ngại đổi mới và sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Chỉ số giá tăng liên tục ảnh hƣởng không nhỏ tới tâm lý của khách hàng gửi tiền, muốn đầu tƣ vốn vào các hình thức khác sinh lợi hơn.

Năm là, sự gia tăng số lƣợng các TCTD dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đã đƣợc huy động vốn VNĐ với tỷ lệ cởi mở hơn theo cam kết thƣơng mại Việt Mỹ, với mô hình gọn nhẹ, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, lãi suất huy động hấp dẫn đã ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách hàng.

Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích các cá nhân trực tiếp đầu tƣ mua cổ phần tại các doanh nghiệp nên đã thu hút lƣợng tiền lớn từ dân cƣ.

- Nguyên nhân từ phía NHNN: Cơ chế quản lý và cấp phép cho dịch vụ ngân hàng chƣa phù hợp với thực tiễn. Hiện nay cơ chế quản lý và cấp phép đối với việc cung cấp dịch vụ ngân hàng của các TCTD đƣợc NHNN thực hiện theo hai kênh: (i) Quy định về loại hình dịch vụ đƣợc phép cung cấp trong giấy phép thành lập và các hoạt động của TCTD; (ii) và cho phép cung cấp dịch vụ ngân hàng cụ thể theo quy định tại các quy chế về từng nghiệp vụ ngân hàng cụ thể (nhƣ quy chế về bảo lãnh thanh toán, môi giới tiền tệ,…) Trên thực tế, cơ chế này đã tỏ ra không phù hợp với tính năng động trong hoạt động của các TCTD và yêu cầu quản lý của NHNN, nhƣ giấy phép không thể cập nhật các loại hình dịch vụ TCTD đƣợc phép thực hiện theo quy chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp vụ cụ thể đƣợc ban hành sau khi giấy phép đƣợc cấp. Điều này dẫn đến thực trạng là các TCTD vẫn đƣợc thực hiện cả các nghiệp vụ không đƣợc quy định trong giấy phép, do đó làm giảm hiệu lực pháp lý của giấy phép.

* Nguyên nhân chủ quan:

Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn tự có:

Vốn tự có của SeABank tuy có sự gia tăng đáng kể tuy nhiên vốn vẫn còn nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới. Cơ sở vật chất chƣa đầy đủ, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ và công nghệ ngân hàng, nhất là trong môi trƣờng cạnh tranh và cởi mở nhƣ hiện nay. Mặc dù SeAbank đã tập trung đầu tƣ trang bị máy móc, trang bị khá hiện đại nhƣng chƣa đồng bộ, mức độ tự động hóa chƣa cao, việc cải tiến công nghệ chƣa đi đôi với chế độ hạch toán kế toán và nâng cao năng lực nhân viên, các chƣơng trình phần mềm ứng dụng chƣa hoàn thiện.

Về cơ cấu nguồn thu dịch vụ:

Nguồn thu dịch vụ của SeAbank chủ yếu là các dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp nhƣ thanh toán, bảo lãnh, chuyển tiền,… vốn là các hoạt động gắn liền với hoạt động tín dụng. Bởi vậy những khó khăn trong việc mở rộng hoạt động tín dụng và tốc độ tăng trƣởng tín dụng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến nguồn thu dịch vụ.

Khối ngân hàng bán lẻ mới đi vào hoạt động nên SeABank chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc đồng bộ về phát triển dịch vụ bản lẻ, sản phẩm bán lẻ còn đơn điệu, chƣa đáp ứng nhu cầu khách hàng, mạng lƣới kênh cung cấp dịch vụ còn mỏng, nền tảng và khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế.

Công tác đào tạo nhân lực tại SeAbank cũng chƣa đƣợc tổ chức một cách có hệ thống. Các cán bộ thực hiện nghiệp vụ về dịch vụ ngân hàng cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, phần lớn là kiêm nhiệm. Phần lớn các cán bộ triển khai dịch vụ theo kinh nghiệm và học hỏi từ các Chi nhánh, đơn vị làm trƣớc.Tính chủ động của các chi nhánh chƣa cao đối với các dịch vụ không có đầu mối tại Hội sở. Tất cả các nguyên nhân trên đã ảnh hƣởng một cách cơ bản và sâu sắc đến việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại SeABank. Tóm lại, SeABank đã có những bƣớc tiến đáng kể và chiếm vị trí nhất định trong hệ thống các NHTMViệt Nam. Từ hoạt động chính là cho vay, đến nay SeABank đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc hƣớng đến mục tiêu ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Các dịch vụ và sản phẩm mới đƣợc nghiên cứu và đƣa vào áp dụng nhƣng vẫn còn hạn chế so với các ngân hàng bạn cũng nhƣ so với nhu cầu của khách hàng. Qua những kết quả đạt đƣợc từ hoạt động dịch vụ bán lẻ, trƣớc những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên cùng với những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các nƣớc có nền kinh tế phát triển trên thế giới đòi hỏi SeABank cần xem xét để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Vì vậy, trong những năm tiếp theo SeABank cần có các giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng thời tăng chất lƣợng dịch vụ nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định, bền vững và đảm bảo đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, những năm gần đây các hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng trở nên rất sôi động. Cùng với cơ hội mở ra từ việc Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức thƣơng mại thế giới), triển vọng phát triển của ngành Tài chính-ngân hàng đã trở thành động lực cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Các dịch vụ ngân hàng đang dần lấp đầy những khoảng trống của thị trƣờng, từ các dịch vụ tài chính cho đến các dịch vụ thanh toán trong nƣớc và quốc tế. Seabank là một điển hình cho những nỗ lực của các ngân hàng trong nƣớc. Hƣớng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, SeABank không những chú trọng đến việc đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ mà còn quan tâm tới các tiện ích phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng. Dựa trên các lý thuyết về chất lƣợng dịch vụ nêu ở chƣơng 1, chƣơng này tác giả giới thiệu kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL tại Seabank thời gian qua và phân tích thực trạng chất lƣợng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Seabank, đồng thời trình bày kết quả khảo sát chất lƣợng dịch vụ theo đánh giá của khách hàng. Từ kết quả khảo sát thực tế kết hợp với thực trạng các nguồn lực hiện có tại Seabank, cộng với những mặt đạt đƣợc, những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế về chất lƣợng dịch vụ NHBL của Seabank, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ NHBL tại Seabank trong chƣơng 4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

CHI NHÁNH HÀ NỘI

4.1 Định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Nam Á đến 2015

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 103 - 109)