Hệ thống chỉ tiêu về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 48 - 136)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

- Phát triển các loại dịch vụ bán lẻ mới:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nào phát triển đƣợc càng nhiều dịch vụ mới đa dạng, độc đáo với nhiều tiện ích cho khách hàng sẽ chiếm đƣợc thị phần so với các ngân hàng khác.

- Đa dạng hóa các loại sản phẩm, các loại dịch vụ bán lẻ:

Phát triển các sản phẩm, dịch vụ càng đa dạng theo các phân đoạn thị trƣờng khác nhau sẽ càng tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng. Thay vì bán một sản phẩm riêng biệt, ngân hàng có thể bán cho khách hàng các gói sản phẩm. Khách hàng có lợi vì mua “gói dịch vụ” với giá rẻ hơn và ngân hàng cũng có lợi do bán đƣợc nhiều dịch vụ hơn.

- Doanh thu từ dịch vụ bán lẻ, tỷ trọng phí từ dịch vụ bán lẻ so với tổng doanh thu.

Tăng doanh thu từ dịch vụ bán lẻ và tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ so với tổng doanh thu là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá phát triển dịch vụ bán lẻ tại các ngân hàng thƣơng mại. Các con số này càng cao chứng tỏ dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng phát triển đúng hƣớng và hiệu quả, rủi ro trong hoạt động đƣợc giảm thiểu. Ngƣợc lại, doanh thu dịch vụ ngân hàng giảm đồng thời doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu cho thấy rủi ro trong hoạt động của ngân hàng tăng do hoạt động tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao hơn hoạt động dịch vụ.

- Số lƣợng khách hàng giao dịch, mức độ đa dạng của khách hàng

Gia tăng lƣợng khách hàng cá nhân; hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mục tiêu các ngân hàng đặt ra trƣớc mắt trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Dân cƣ nắm giữ lƣợng vốn lớn trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng nhỏ lẻ là rất lớn. Mở rộng mạng lƣới khách hàng theo độ tuổi, nghề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp, lĩnh vực hoạt động,... giúp ngân hàng tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro. - Lợi nhuận từ dịch vụ bán lẻ:

Tăng trƣởng lợi nhuận từ dịch vụ bán lẻ phản ánh phát triển dịch vụ bán lẻ của ngân hàng. Lợi nhuận từ dịch vụ bán lẻ càng cao chứng tỏ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đƣợc đón nhận và đƣợc khách hàng chấp nhận.

2.3.3. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu 1: Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có:

Hệ số vốn tự có

so với tổng tài sản có =

Vốn tự có Tổng giá trị tài sản có

Chỉ số này xác định độ an toàn của vốn tự có đối với quy mô hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ an toàn của vốn tự có (vốn chủ sở hữu) thì độ chính xác không cao. Do vậy, ngƣời ta hay sử dụng hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro để đánh giá.

Chỉ tiêu 2:Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro quy đổi

Hệ số vốn tự có

so với tổng tài sản có rủi ro =

Vốn tự có

Tổng giá trị tài sản có rủi ro quy đổi (Tài sản có rủi ro quy đổi đƣợc tính bằng tài sản có rủi ro nhân với tỷ lệ rủi ro của từng loại tƣơng ứng với từng mức độ rủi ro).

Liên quan đến khả năng chịu đựng rủi ro, điều quan trọng là thực hiện và đánh giá tình hình trích lập các quỹ, thông thƣờng bao gồm quỹ bổ sung vốn chủ sở hữu và khoản dự phòng rủi ro. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đƣợc trích theo tỷ lệ tính trên lợi nhuận ròng, đối với các NHTM Việt Nam, tỷ lệ này là 5% và quỹ đƣợc lập cho đến khi bằng vốn điều lệ thực có. Khoản dự phòng rủi ro đƣợc trích theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản có. Để tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoản này, các ngân hàng phải phân nhóm tài sản có và đánh giá mức độ rủi ro của từng nhóm để áp dụng những tỷ lệ cho phù hợp.

Đối với các NHTM có sự tăng trƣởng của vốn tự có và phải bảo toàn và tăng lên từ tích luỹ nội bộ, theo chuẩn mực quốc tế các NHTM chỉ tiêu này phải đạt tối thiểu là 8%. Nhƣng đối với các NHTM Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay thì chƣa đạt đƣợc tỷ lệ của chỉ tiêu này theo chuẩn mực Quốc tế.

2.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng ổn định các nguồn vốn về số lượng và thời gian lượng và thời gian

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trƣởng nguồn vốn cả về số lƣợng và chất lƣợng, đánh giá sự tăng trƣởng ổn định vững chắc. Từ đó, có thể so sánh số lƣợng vốn năm nay so với năm trƣớc, thời kỳ này với thời kỳ khác, so sánh sự tăng trƣởng nguồn vốn cũng nhƣ đánh giá sự tăng trƣởng và ổn định.

Chỉ tiêu 3: Tốc độ tăng nguồn vốn

Tốc độ tăng nguồn vốn =

Σ nguồn vốn kỳ này – Σ nguồn vốn kỳ trƣớc

x100 Σ nguồn vốn kỳ trƣớc

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, sự tăng trƣởng quy mô nguồn vốn của NHTM, sự phát triển của ngân hàng trƣớc hết phụ thuộc vào sự tăng trƣởng quy mô nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng của quy mô nguồn vốn chỉ thể hiện xu hƣớng tốt khi đảm bảo tỷ lệ tăng hợp lý giữa tài sản dự trữ và tài sản sinh lời. Quy mô nguồn vốn tăng, trƣớc hết phải đảm bảo tăng năng lực về tài chính, tăng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh.

Chỉ tiêu 4: Tốc độ tăng tổng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng NV huy động =

Σ nguồn vốn HĐ kỳ này – Σ nguồn vốn HĐ kỳ trƣớc

x100 Σ nguồn vốn kỳ trƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chỉ tiêu 5: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn

Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = Nguồn vốn loại i x100 Σ nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn của NHTM, mỗi loại vốn có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn hoàn trả do đó việc đánh giá đúng cơ cấu nguồn vốn giúp NHTM xác định đƣợc chiến lƣợc quản lý, huy động vốn tốt nhất cho từng thời kỳ.

Chỉ tiêu 6: Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồnvốn = Σ nguồn vốn huy động x100 Σ nguồn vốn

Chỉ tiêu này xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của các NHTM.

Chỉ tiêu 7: Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động

Tỷ trọng từng

nguồn vốn huy động =

Nguồn vốn huy động loại i

x100 Σ nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động, trong đó số dƣ từng loại nguồn vốn huy động đƣợc tính phụ thuộc vào cách phân loại nguồn vốn của các NHTM.

Chỉ tiêu 8: Cơ cấu vốn huy động

Tỷ lệ loại vốn i = Vốn huy động loại i x100 Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Qua đó giúp NHTM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan tâm đến việc điều chỉnh cơ cấu vốn huy động sao cho hợp lý

2.3.3.4. Chỉ tiêu phản ánh xu hướng biến đổi cơ cấu các nguồn vốn hợp lý và theo hướng tích cực

Căn cứ các công thức đã trình bày ở phần trên ta có thể so sánh cơ cấu nguồn vốn của các NHTM ở các thời điểm khác nhau. Chỉ tiêu này phản ánh sự biến đổi cơ cấu nguồn vốn của NHTM theo hƣớng hợp lý (tích cực) hoặc bất hợp lý (tiêu cực), từ đó chúng ta có thể tác động bằng những biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh cơ cấu này theo hƣớng hợp lý, phù hợp với điều kiện nền kinh tế đất nƣớc, phù hợp xu thế phát triển chung.

2.3.3.5. Chỉ tiêu phản ánh khả năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí huy động vốn động vốn

Chỉ tiêu 9: Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ

Lãi suất bình quân nguồn vốn huy

động trong kỳ =

Số dƣ bình quân nguồn vốn huy động loại i x

Lãi suất bình quân nguồn vốn huy động loại i x100 Σ nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá chất lƣợng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nhƣ vậy, có thể với biểu lãi suất nhƣ nhau nhƣng do khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTM rất khác nhau. Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời, ƣu thế này thƣờng có ở các NHTM hoạt động mạnh, trƣờng vốn lớn, uy tín cao, năng lực quản trị của ban lãnh đạo tốt, nhân viên có chuyên môn giỏi, khả năng giải quyết vấn đề nhanh, thái độ và chất lƣợng phục vụ khách hàng tốt.

2.3.3.6. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu 10: Chỉ số thanh toán tức thời Chỉ tiêu 10: Chỉ số thanh toán tức thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chỉ số thanh toán tức thời = Tổng tài sản có động x100 Tổng tài sản nợ dễ biến động

- Tài sản có động: Tài sản dễ chuyển đổi thành tiền, nội dung tài sản này phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu dự trữ thanh toán, sự phát triển của công nghệ ngân hàng, thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc.

- Tài sản nợ dễ biến động: Tài sản có thể bị rút ra bất cứ lúc nào, đặc biệt lúc ngân hàng gặp khó khăn về tài chính.

Ngân hàng nào có chỉ số này cao phản ánh ngân hàng đó có khả năng thanh toán tốt và ngƣợc lại. Tuy nhiên, chỉ số này càng lớn thì khả năng sinh lời càng nhỏ.

2.3.3.7. Chỉ tiêu đo lường chi phí vốn

Công tác huy động vốn của ngân hàng đƣợc đánh giá có chất lƣợng và hiệu quả cao về phƣơng diện chi phí khi nó đạt đƣợc những lợi ích cơ bản sau:

+ Tìm kiếm đƣợc nguồn có chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tƣ trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tƣơng xứng giữa huy động và sử dụng vốn về phƣơng diện quy mô, thời hạn có tính ổn định.

+ Quản lý chi phí cho các nguồn là hoạt động thƣờng xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng. Vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, làm ảnh hƣởng tới thu nhập của ngân hàng.

Việc tính chi phí cho từng nguồn cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: nguồn (nhóm nguồn) nào rẻ hơn? Nên vận dụng lãi suất huy động nhƣ thế nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp đƣợc chi phí cho nguồn (nhóm nguồn) tăng thêm hay không? Để từ đó ngân hàng quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và đề ra các giải pháp huy động vốn có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phí vốn của NHTM. Phƣơng pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem cẩn thận mức lãi suất mà thị trƣờng đòi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi huy động. Thƣơng số của lãi suất phải trả và tổng mức vốn đi huy động (sau khi loại trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại nguồn vốn huy động) trong quá khứ tạo thành chi phí bình quân gia quyền.

Chỉ tiêu 11: Chi phí lãi suất bình quân:

1 . . n t t t t R i i A r    Trong đó: i: Chi phí vốn bình quân Rt: Nguồn vốn huy động loại t

it: Lãi suất huy động của nguồn vốn t A: Tổng nguồn vốn huy động

rt: Tỷ trọng vốn khả dụng của nguồn vốn loại t n: Số loại nguồn vốn huy động

Phƣơng pháp nói trên có ích cho ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một chuẩn mực tƣơng đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tƣ nhƣ thế nào. Tuy nhiên, việc tính toán nhƣ trên là thật sự chƣa hoàn hảo bởi vì nó chỉ mới dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nghĩa là vẫn còn có nhiều chi phí khác cần phải tính thêm để thật sự có đƣợc nguồn vốn. Các chi phí cấu thành này bao gồm:

Chi phí phi lãi suất:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Mức dự trữ bắt buộc theo quy định + Phí bảo hiểm tiền gửi

Nhƣ vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí (Lãi suất hoà vốn bình quân) có thể tính nhƣ sau:

Chỉ tiêu 12: Lãi suất hoà vốn bình quân

Lãi suất hoà vốn bình quân = Tổng chi phí trả lãi và chi phí khác Tổng tài sản có sinh lời

Chi phí vốn chủ sở hữu:

Thực chất đây là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những ngƣời góp vốn để hình thành nên ngân hàng. Nếu ngân hàng không tạo ra đƣợc tỷ suất sinh lợi thỏa đáng trên vốn sở hữu thì các cổ đông góp vốn sẽ bắt đầu rút vốn ra và tìm nơi đầu tƣ hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, một phƣơng pháp hợp lý là ƣớc tính mức tỷ suất sinh lợi cần thiết mà các cổ đông cho rằng cần thiết để duy trì vốn góp hiện tại.

Chỉ tiêu 13: Tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn vay và vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn vay và vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận tối thiểu để bù đắp chi phí vốn vay +

Lợi nhuận tối thiểu đối với vốn chủ sở hữu

2.3.4. Chỉ tiêu định tính

2.3.4.1. Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro

Việc chọn nguồn vốn tiền gửi và phí tiền gửi của ngân hàng tuỳ thuộc không chỉ vào chi phí tƣơng đối của mỗi nguồn, mà còn tuỳ thuộc vào rủi ro của chúng. Những nguồn có chi phí thấp có thể tạo rủi ro cao cho ngân hàng và do vậy, sẽ tạo khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Mức độ rủi ro của các nguồn vốn khác nhau thay đổi theo những chiều hƣớng rủi ro đƣợc xem xét. Chẳng hạn nhƣ, loại sổ tiết kiệm dành cho những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hộ gia đình thu nhập thấp và trung bình có thể tƣơng đối ít nhạy cảm với những thay đổi lãi suất (độ co giãn thấp), nhƣng cũng chính loại tiền gửi đó lại có thể gần với cao điểm rủi ro thanh khoản những thời vụ nhất định trong năm hoặc những giai đoạn nào đó trong chu kỳ kinh doanh (nhƣ thời kỳ kinh tế khủng hoảng) khi xảy ra việc rút tiền ồ ạt vì loại tiền gửi này chịu ảnh hƣởng bởi những đột biến và thất thƣờng. Để đánh giá rủi ro của các loại nguồn vốn tiền gửi và phi tiền gửi, một ngân hàng cần phải định lƣợng nhiều chiều hƣớng rủi ro khác nhau, bao gồm các loại sau đây:

- Rủi ro lãi suất: Quy mô và chi phí trả lãi của mỗi nguồn vốn tiềm

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 48 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)