Những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 101 - 103)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3.1. Những hạn chế

Một là, sức cạnh tranh của các sản phẩm bán lẻ của SeAbank chƣa cao, chủ yếu cạnh tranh về lãi suất chứ chƣa cạnh tranh thông qua chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ công nghệ, chƣa có sự liên kết rộng rãi giữa các ngân hàng trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc phát hành các loại thẻ và khai thác dịch vụ mới. SeABank chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung với các ngân hàng khác trong việc thỏa thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, gây lãng phí trong việc đầu tƣ máy móc thiết bị và chƣa tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng thẻ.

Hai là, công tác marketing sản phẩm dịch vụ còn yếu trên cả hai phƣơng diện marketing nội bộ và marketing với khách hàng, chƣa có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, tiến độ triển khai nhiều chƣơng trình marketing còn chậm. Chất lƣợng dịch vụ chƣa cao.

Ba là, hạn chế về CNTT ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới, các dự án công nghệ chủ chốt để phát triển dịch vụ triển khai chậm tiến độ (dự án Visa, nâng cấp SIBS,…). Việc nâng cao tiện ích các sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ triển khai mở rộng gặp nhiều khó khăn nhƣ dịch vụ vấn tin qua internet, dịch vụ BSMS (thu phí thủ công), thanh toán lƣơng (khả năng chịu tải của hệ thống)…

Bốn là, kênh phân phối chƣa đa dạng, hiệu quả thấp, phƣơng thức giao dịch và các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng CNTT chƣa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chƣa đƣợc triển khai rộng rãi, lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ còn hạn chế, nhiều dịch vụ mới chỉ hoạt động ở mức độ thử nghiệm, giao dịch thanh toán thƣơng mại điện tử còn hạn chế, chƣa ứng dụng đƣợc hình thức thanh toán qua điện thoại di động sử dụng tài khoản ngân hàng.

Năm là, thủ tục giao dịch các dịch vụ bán lẻ chƣa thực sự thuận tiện , bộ máy tổ chức chƣa theo định hƣớng khách hàng , thiếu bộ phận nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân, thiếu hệ thống chỉ tiêu định lƣợng và đánh giá hoạt động dịch vụ bán lẻ, mức độ ứng dụng CNTT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chƣa cao.

Sáu là, công tác lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ, nhất là dịch vụ bán lẻ chƣa đƣợc thực hiện đến từng loại sản phẩm, dịch vụ, vì vậy việc quản lý theo sản phẩm dịch vụ vẫn chƣa đƣợc thể hiện. Các phòng ban Hội sở vẫn nặng nề về tác nghiệp, chƣa thực sự đi sâu vào nghiên cứu, phân tích để đƣa ra cách thức quản lý sản phẩm hiệu quả. Báo cáo về kết quả kinh doanh từng loại sản phẩm, dịch vụ chƣa thực hiện đƣợc, báo cáo còn chung chung, chƣa có sự phân tích và đánh giá cụ thể.

Bảy là, mới chỉ dừng lại ở bán lẻ từng sản phẩm cho khách hàng mà chƣa chú trọng tới bán một gói sản phẩm (gồm nhiều dịch vụ, sản phẩm tín dụng) cho khách hàng. Việc bán gói sản phẩm sẽ có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng thu đƣợc lãi và phí còn khách hàng sẽ mua đƣợc nhiều dịch vụ với giá rẻ hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội (Trang 101 - 103)