Đa dạng hoá cách diễn đạt

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 103 - 110)

c. Phân loại tiền giả định

3.4.3. Đa dạng hoá cách diễn đạt

Mỗi nhà văn có một phong cách diễn đạt riêng. Nguyễn Công Hoan là một cây bút trào phúng bậc thầy. Ông đã sử dụng lối viết rất linh hoạt khiến cho các tác phẩm của mình có sức hấp dẫn lớn đối với bạn đọc. Càng đọc kỹ tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, ta càng hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của từng tác phẩm mà nhà văn muốn truyền tải đến bạn đọc. Sở dĩ như vậy là do sự đa

dạng hoá cách diễn đạt trong tác phẩm cụ thể. Sự đa dạng hố này có được là do tác dụng to lớn của việc sử dụng câu có hình thức nghi vấn. Chẳng hạn, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được sử dụng để thực hiện nhiều đích ở lời khác nhau như khẳng định, phủ định, cầu khiến, bộc lộ thái độ… Điều này mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm bởi nếu dùng các loại câu chính danh để thực hiện các đích trên thì người đọc q dễ dàng nhận ra ý nghĩa của phát ngôn và như thế năng lực tư duy của con người sẽ không được phát huy, dẫn đến hiện tượng nhàm chán ở người đọc mà hiệu lực ở lời sẽ không cao. Nhưng sử dụng câu có hình thức nghi vấn để thực hiện nhiều đích ở lời khác nhau tức là nhà văn đã đặt người đọc vào những tình huống có vấn đề. Người đọc sẽ phải trải qua quá trình suy ý, đặt phát ngôn trong những ngữ cảnh, ngôn cảnh nhất định và phải huy động các yếu tố tiền giả định để tìm ra những tầng ý nghĩa sâu xa ẩn sau câu chữ mà tác giả muốn gửi gắm trong đó, đặc biệt là đối với những câu nghi vấn mang tính đa nghĩa. Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (45):

- Là lần thứ hai? Sao anh không chịu ở nhà, lại dại dột lần mò đi như thế? Ở chỗ quê hương, có họ hàng làng xóm, thỉnh thoảng người ta thương tình, giúp đỡ, chẳng hơn ra thiên hạ, một thân một mình hay sao?

[16, 497]

Ví dụ trên là phát ngơn của nhân vật bà khách nói với thằng bé con tại nhà ga xe lửa. Phát ngôn gồm ba câu nghi vấn được dùng với những đích ở lời khác nhau. Câu thứ nhất: “Là lần thứ hai?” được dùng để bộc lộ thái độ

ngạc nhiên của người nói. Câu thứ hai “Sao anh khơng chịu ở nhà, lại dại dột

lần mò đi thế?” được dùng với đích khuyên và chê: Khuyên thằng bé nên ở nhà và chê rằng việc nó lần mị đi như thế là dại dột. Câu thứ ba "Ở chỗ quê

chẳng hơn ra thiên hạ, một thân một mình hay sao?" cũng được dùng với đích

khuyên: Bà hành khách khuyên thằng bé nên sống ở quê hương, có họ hàng, khơng nên một thân một mình sống lang thang, vất vưởng nơi đất khách quê người. Ở đây người đọc phải trải qua quá trình tri nhận để hiểu được những nét nghĩa gián tiếp được thể hiện dưới hình thức câu nghi vấn. Chính điều này đã giúp nhà văn gợi được niềm đồng cảm nơi người đọc.

Ngồi những hiệu quả trên, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan cũng mang lại một số hiệu quả khác như: góp phần làm tăng hiệu lực ở lời, tăng tính lịch sự cho phát ngơn…

3.5. Tiểu kết

Nghiên cứu chương này, chúng tôi đã tiến hành phân loại câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan theo các tiêu chí đích ngơn trung, chủ ngơn, vị trí chức năng của câu trong hội thoại. Đồng thời, đánh giá hiệu quả sử dụng kiểu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan.

Dựa vào đích ngơn trung, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được dùng vừa theo lối trực tiếp vừa theo lối gián tiếp. Khi được dùng theo lối trực tiếp, loại câu này có thể là biểu thức ngữ vi tường minh hoặc biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Căn cứ vào câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối trực tiếp, chúng tơi nhận ra những câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp. Khi dùng theo lối gián tiếp, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan có thể được dùng để khẳng định, phủ định, khen, chê, chất vấn, chào, đe doạ, nhờ, đề nghị, yêu cầu, bộc lộ thái độ…

Theo tiêu chí chủ ngơn, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan có thể là lời của tác giả hoặc là lời của nhân vật trong tác

phẩm. Song suy cho cùng, lời của nhân vật cũng chính là lời của tác giả, tác giả mượn lời của nhân vật để xây dựng cốt truyện.

Dựa vào tiêu chí chức năng, vai trị trong hội thoại, chúng tôi xem xét câu nghi vấn của Nguyễn Công Hoan dưới hai góc độ. Đó là góc độ chức năng mà câu đảm nhiệm trong cặp thoại và góc độ vị trí, chức năng của câu trong cặp thoại. Ở góc độ thứ nhất, câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan có thể đảm nhận chức năng dẫn nhập hoặc chức năng hồi đáp còn ở góc độ thứ hai, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan có thể là hành vi chủ hướng hoặc hành vi phụ thuộc.

Đánh giá về hiệu quả sử dụng của kiểu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, chúng tôi nhận thấy: Sử dụng kiểu câu này đã giúp tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đạt được một số hiệu quả to lớn như: bộc lộ thái độ của nhà văn, khắc hoạ tính cách các nhân vật, liên kết các đơn vị hội thoại, thể hiện mối quan hệ giữa người nói với người nghe, đa dạng hóa cách diễn đạt…

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Cơng Hoan đã sử dụng rất thành cơng câu có hình thức nghi vấn. Qua khảo sát 74 truyện ngắn và 1 tiểu thuyết, có 1.410 câu có hình thức nghi vấn được sử dụng. Đây là một con số khơng nhỏ. Việc khảo sát này cho thấy, câu có hình thức nghi vấn được sử dụng phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại, biểu hiện một cách phong phú và linh hoạt trong tác phẩm của một tác giả cụ thể. Với việc sử dụng thành cơng câu có hình thức nghi vấn, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện một giọng điệu riêng trong tác phẩm của mình, một giọng điệu trào phúng hết sức sâu sắc và độc đáo.

2. Dựa vào mặt hình thức, chúng tơi đã tiến hành phân loại câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.

Về cấu tạo ngữ pháp, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan có thể được cấu tạo là câu đơn, câu phức hoặc câu ghép. Trong đó, câu có hình thức nghi vấn là câu đơn chiếm tỷ lệ cao nhất cịn câu có hình thức nghi vấn là câu phức chiếm tỷ lệ thấp nhất. Điều này cũng dễ hiểu vì câu nghi vấn là loại câu xuất hiện nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chủ yếu tồn tại ở dạng đối thoại và có đặc điểm ngắn gọn.

Các dấu hiệu đặc thù cho thấy, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thường được cấu tạo bởi sự kết hợp giữa hai dấu hiệu như: Các từ ngữ chuyên dụng (đại từ nghi vấn, tiểu từ nghi vấn, kết từ "hay" với ý lựa chọn) kết hợp với dấu chấm hỏi ở cuối câu, các mơ hình cấu trúc đặc trưng của câu nghi vấn kết hợp với dấu chấm hỏi...Trong một số ít trường hợp, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan không được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

3. Về mặt ngữ dụng, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được phân loại theo một số tiêu chí:

Tiêu chí thứ nhất là dựa vào đích ngơn trung. Dựa vào tiêu chí này, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan được chia thành hai loại: Câu có hình thức nghi vấn dùng theo lối trực tiếp và câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp. Trong đó, thường gặp là những câu nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp. Khi dùng theo lối gián tiếp, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được dùng để thực hiện nhiều đích ở lời khác nhau như: khẳng định, phủ định/bác bỏ, khen, chê, chất vấn, chào, đe doạ, nhờ/đề nghị/yêu cầu, bộc lộ thái độ...Người nghe phải căn cứ vào ngữ cảnh nói năng, những yếu tố tiền giả định và phải trải qua quá trình suy lý để tìm ra đích ở lời của các câu có hình thức nghi vấn.

Tiêu chí thứ hai là dựa vào chức năng, vai trò của câu trong hội thoại. Nếu dựa vào chức năng mà câu đảm nhiệm trong cặp thoại thì câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan có thể đảm nhiệm chức năng dẫn nhập hoặc chức năng hồi đáp. Khi căn cứ vào vị trí, chức năng của câu trong một cặp thoại, câu có hình thức nghi vấn lại có thể là hành vi chủ hướng hoặc hành vi phụ thuộc.

Nguyễn Công Hoan là một nhà văn hiện thực lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của ông là nghệ thuật trào phúng, với nhiều sắc thái cung bậc. Đối tượng đả kích, mỉa mai, châm biếm chính là những kẻ giàu có, quyền thế trong xã hội đương thời. Việc sử dụng nhiều câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đã mang lại một số hiệu quả nhất định như: liên kết các đơn vị của văn bản, thể hiện được mối quan hệ giữa người nói và người nghe, đa dạng hoá cách diễn đạt, bộc lộ thái độ, tâm trạng của nhà văn...

4. Nghiên cứu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi hi vọng đề tài sẽ cung cấp thêm những kiến thức lí luận về câu phân loại theo mục đích nói. Từ đó ứng dụng vào trong dạy học, đặc biệt là khi đi vào tìm hiểu chiều sâu của một tác phẩm văn học cụ thể. Tuy nhiên, chắc chắn luận văn sẽ chưa đầy đủ, còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn nữa cũng như không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)