Câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 70 - 85)

c. Phân loại tiền giả định

3.1.2. Câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp

3.1.2.1. Nhận xét chung

Đây là kiểu câu nghi vấn được sử dụng khơng đúng với đích ở lời, tức là dùng với bề mặt hành vi ngôn ngữ hỏi nhưng nhằm đạt hiệu quả ở lời của hành vi ngôn ngữ khác. Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp có số lượng lớn và rất phong phú, với tổng số lên tới 1.028 lượt sử dụng, chiếm xấp xỉ 72,9% trong tổng số câu có hình thức nghi vấn được sử dụng. Câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp là một kiểu sử dụng lối nói hàm ẩn và khơng dùng động từ nói năng. Thơng qua câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp, tác giả đã giúp người đọc có những hiểu biết nhất định về cuộc đời, số phận và đặc biệt là tính cách của các nhân vật trong từng tác phẩm. Qua đó bộc lộ rõ thái độ của nhà văn. Các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan bao gồm nhiều tầng lớp. Song với việc sử dụng thành cơng kiểu câu có hình thức nghi vấn, nhà văn đã đặc biệt khắc hoạ rõ nét tính cách những nhân vật phản diện, đó là bọn quan lại và địa chủ cường hào ở nông thôn. Trong tổng số 1.028 câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp đã được thống kê và phân loại thì thấy rằng, câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được dùng theo lối gián tiếp có thể nhằm thực hiện các

mục đích như: khẳng định, phủ định, bác bỏ, khen, chê, chất vấn, chào, đe doạ, nhờ/ đề nghị/ yêu cầu, bộc lộ thái độ...Trong đó, câu có hình thức nghi

vấn với đích khẳng định là 124 lượt (chiếm xấp xỉ 12,1%), dùng để phủ định,

bác bỏ là 97 lượt (chiếm xấp xỉ 9,4%), dùng để khen là 18 lượt (chiếm xấp xỉ

1,8%), dùng để chê là 21 lượt (chiếm xấp xỉ 2%), dùng để chất vấn là 35 lượt

(chiếm xấp xỉ 3,4%), dùng để chào 18 lượt (chiếm xấp xỉ 1,8%), dùng để đe doạ là 99 lượt (chiếm xấp xỉ 9,6%), dùng để nhờ/ đề nghị/ yêu cầu là 108 lượt (chiếm xấp xỉ 10,5%), dùng để bộc lộ thái độ là 508 lượt (chiếm xấp xấp xỉ

49,4%). Như vậy, câu có hình thức nghi vấn được dùng để bộc lộ thái độ

chiếm tỷ lệ nhiều nhất và câu cị hình thức nghi vấn được dùng với đích khen

chiếm tỷ lệ ít nhất. Điều này là do đặc điểm nội dung các tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan quy định. Có thể hình dung kết quả thống kê và phân loại nói trên bằng bảng tổng kết sau đây:

Bảng 3.2: Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp

Số lượt và tỉ lệ %

Câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp

Số lượt sử dụng

Tỉ lệ (%) Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích khẳng định 124 12,1 Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích phủ định, bác bỏ 97 9,4 Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích khen 18 1,8 Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích chê 21 2 Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích chất vấn 35 3,4 Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích chào 18 1,8 Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích đe doạ 99 9,6 Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích nhờ/đề nghị/u cầu 108 10,5 Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích bộc lộ thái độ 508 49,4

3.1.2.2. Các tiểu loại câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp a. Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích khẳng định

Câu khẳng định là câu xác nhận một (nhiều) hành động, trạng thái tính chất,...đã, đang hoặc sẽ xảy ra (hoặc xác nhận một (nhiều) sự vật đã, đang hoặc sẽ tồn tại).

Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích khẳng định là loại câu có hình thức nghi vấn nhưng chứa hành động ngôn từ gián tiếp là khẳng định. Tức là loại câu này có đặc điểm hình thức của lời hỏi và có đặc điểm nội dung là lời khẳng định.

Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn được dùng với đích khẳng định có tần số xuất hiện cao, cụ thể là 124 lượt sử dụng, chiếm xấp xỉ 12,1% tổng số 1.028 câu nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp. Xin dẫn ra đây một vài ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (7): Nhưng thấy trong bếp lửa tắt ngấm cụ hỏi to: - Đun thế kia thì đời nào nước mới sơi? Con Xuyến đâu rồi? - Dạ!

- Mày ở đâu?

- Thưa thầy con ở trong bếp này.

[16, 230] Ví dụ (8): Ơng Dự cau mặt, gắt:

- Mày ác nghiệt lắm! Sao mày khơng nói trước cho tao biết độ mươi hôm, để từ sáng đến giờ, mày nằng nặc, làm tao khó chịu.

- Tại mọi khi con thấy lúc nào ông cũng vội đi chơi. - Thì một câu nói của mày có làm mất thì giờ là mấy? Thằng Qt sợ hãi, đứng n.

Trong hai ví dụ trên, các phát ngơn "Đun thế kia thì đời nào nước mới sơi?" và "Thì một câu nói của mày có làm mất thì giờ là mấy?" đều là những

câu nghi vấn được dùng với đích khẳng định.

Phát ngơn ở ví dụ 7: "Đun thế kia thì đời nào nước mới sơi?" là lời của cụ chánh Bá được phát ra khi cụ vừa đứng dậy từ bàn tổ tơm. Thấy mình đen quá, cụ đứng dậy và đi đi lại lại. Khi thấy lửa trong bếp tắt ngấm cụ đã hỏi cô con gái của mình là cơ Xuyến "Đun thế kia thì đời nào nước mới sơi?". Phát

ngơn này có hình thức của câu hỏi nhưng thực chất được dùng để khẳng định: Đun như thế này thì nước khơng thể sơi được.

Ví dụ 8 có phát ngơn "Thì một câu nói của mày có làm mất thì giờ là mấy?". Đây là lời của ông chủ Dự nói với thằng Qt khi ơng bị nó địi tiền

cơng mà trong túi ơng khơng cịn tiền. Phát ngôn này cũng tồn tại dưới hình thức câu hỏi nhưng hướng tới đích ngôn trung là khẳng định. Ông chủ Dự khẳng định: Một câu nói của thằng Qt khơng hề làm mất thì giờ của ơng ta.

Câu có hình thức nghi vấn được dùng với đích khẳng định trong tác

phẩm của Nguyễn Công Hoan bộc lộ thái độ của người nói đối với với người nghe mà thái độ của người nói thường là khó chịu và bực bội. Trong các ví dụ trên, cả cụ chánh Bá và ơng chủ Dự đều có thái độ bực bội khi phát ngơn. Cụ chánh Bá bực bội và khó chịu vì cơ con gái của mình đun nước lại để bếp tắt ngấm. Ơng chủ Dự bực bội vì thằng Qt khơng nói trước với ơng về việc nó lấy tiền công để về quê ăn tết.

Sử dụng câu có hình thức nghi vấn vào mục đích khẳng định có vai trị nhất định trong giao tiếp. Nó làm tăng hiệu lực khẳng định, đồng thời. nó góp phần bộc lộ rõ thái độ của người nói. Từ đó người nghe tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp.

b. Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích phủ định, bác bỏ

Đây là loại câu có hình thức nghi vấn nhưng nhằm đạt tới đích ngơn trung gián tiếp là phủ định, bác bỏ. Loại câu này cũng được Nguyễn Công

Hoan sử dụng trong tác phẩm của mình, với 97 lượt dùng, chiếm xấp xỉ 9,4% tổng số 1.028 câu nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp. Dưới đây là một vài trường hợp dùng tiêu biểu:

Ví dụ (9): Ơng Tham quát:

- Chúng bay bảo tao ngờ cho ai? Ngờ cho bà à?

Ông cụ nằm yên, hơi tức đầy đến ngực, khơng chịu được, lại trở mình lượt nữa.

"Thơi, đích lắm rồi. Chỉ là nó khơng dám nói đến nơi mà thơi". - Lạy ông bà, chúng con đâu dám nghĩ thế.

- Thế thì chúng mày bảo tao ngờ cho cụ à? À, quân này láo thật!

[16, 153]

Ví dụ (10): Một chốc, Samandji lè nhè, lên giọng: - Anh đừng có giấu tơi nữa, tơi hiểu cả rồi.

- Anh hiểu cả cái gì? Tơi làm gì anh? [16, 179]

Ví dụ 9 có hai câu có hình thức nghi vấn được dùng với đích phủ định, đó là "Ngờ cho bà à?" và "Thế thì chúng mày bảo tao ngờ cho cụ à?". Đây

đều là phát ngôn của ông Tham trong truyện ngắn Mất cái ví. Khi ơng Tham

kêu mất cái ví, ơng đã cho gọi những người làm lên để hỏi nhưng những người này đều quả quyết là không lấy. Trong lúc không biết xử trí ra sao để "đuổi khéo" ơng cậu mới ở quê lên chơi, ông Tham đã đưa ra các câu có hình thức nghi vấn "Ngờ cho bà à?" và "Thế thì chúng mày bảo tao ngờ cho cụ à?". Thực chất hai câu này có đích ngơn trung phủ định. Ơng Tham phủ định

không ngờ cho cụ chỉ là vẻ hình thức, thực chất ơng Tham đang "nói cạnh" ông cụ nhằm thực hiện ý định "đuổi khéo" ông cụ của mình.

Ở ví dụ 10, nhân vật "tơi" đưa ra câu nghi vấn "Tơi làm gì anh?". Đây

là câu hỏi nhưng thực chất nhằm phủ định: Tơi khơng làm gì anh.

Khơng chỉ trong văn Nguyễn Công Hoan câu có hình thức nghi vấn dùng với đích phủ định, bác bỏ được dùng nhiều mà trong giao tiếp loại câu này cũng được sử dụng khá phổ biến. Sử dụng câu có hình thức nghi vấn vào mục đích phủ định, bác bỏ sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp cao. Cụ thể là giá trị phủ định, bác bỏ sẽ cao hơn nhiều so với dùng câu phủ định chính danh. Đồng thời nó vừa mang tính lịch sự, tế nhị vừa góp phấn làm phong phú thêm nội dung giao tiếp, giúp người sử dụng biểu hiện được nhiều thái độ khác nhau khi phát ngôn.

c. Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích khen

Trong tiếng Việt, câu có hình thức nghi vấn có khả năng hướng tới nhiều đích ở lời khác nhau. Một trong số những đích ở lời này là khen. Vì các tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan chủ yếu viết về những cảnh ngộ, những con người trong xã hội cũ với những chuyện độc ác tàn nhẫn, xấu xa rởm hợm, lại có những chuyện thương tâm ai oán hoặc nực cười lố lăng...nên những câu có hình thức nghi vấn được dùng với đích khen có số lượng khơng lớn. Trong tổng số 1.028 lượt câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp chỉ có 18 lượt câu dùng với đích khen, chiếm xấp xỉ 1,8%. Ví dụ 11 dưới đây là một ví dụ về loại câu này:

Ví dụ (11):

- Tao đang đi vào cái nhà ấy, thì chân tao xéo ngay phải cái bọc trăng trắng. Tao đá thấy nằng nặng. Lúc ấy, thằng nhỏ nhà ấy đang lúi húi thắp hương, tao cúi ngay xuống, nhặt lên, bỏ tọt vào túi....

- Bố mày khôn nhỉ?

Ví dụ (12):

- ... Con này, tôi chỉ yêu cái đầu vuông như chữ điền, này, nét ngang đây nhé, nét sổ đây nhé, thần tình khơng? Con nào được cái bụng thon, mõm

ngắn, nhất là hai lườn phình ra như lườn dê thế này, là khoẻ và nhanh lắm đấy. [16, 19]

Ở ví dụ 11, câu có hình thức nghi vấn "Bố mày khơn nhỉ?" là phát ngôn của nhân vật vợ người đẩy xe trong tác phẩm Gói đồ nữ trang. Lúc đầu, chị ta giãy lên đành đạch khi ngó thấy "cái thùng quý hoá" mà chồng mang về. Đến khi, anh chồng nói trong cái thùng đó có gói đồ nữ trang và kể lại đầu đi câu chuyện để có được gói đồ nữ trang ấy thì chị vợ đã đưa ra phát ngơn hỏi nhưng thực chất được dùng với đích khen: Chị vợ khen anh chồng khơn.

Ví dụ 12 trích trong truyện ngắn Răng con chó của nhà Tư sản. Câu có hình thức nghi vấn "Con này, tơi chỉ yêu cái đầu vuông như chữ điền, này, nét

ngang đây nhé, nét sổ đây nhé, thần tình khơng?" nằm trong phát ngôn của

nhân vật chủ nhà. Ơng ta nói với khách về con chó của mình. Đây là câu có hình thức nghi vấn được dùng để thực hiện đích ở lời khen: Chủ nhà khen con chó của mình thần tình với cái đầu vng chữ điền, với những nét ngang, nét sổ...

Trong rất nhiều trường hợp, câu có hình thức nghi vấn được dùng với đích khen. Loại câu này cũng mang lại những hiệu quả nhất định. Cụ thể là người nói giữ được thái độ tế nhị khi khen đối tượng đang được nói tới.

d. Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích chê

Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn không chỉ được dùng với đích khẳng định, phủ định/bác bỏ, khen...mà cịn được dùng với đích ngơn trung là chê. Kiểu câu này dùng dưới hình thức là

một câu hỏi nhưng với đích chê bai ai đó. Với 21 lượt câu được sử dụng (chiếm xấp xỉ 2%), loại câu này đã góp phần khơng nhỏ trong việc bộc lộ

thái độ, tâm tư tình cảm của nhân vật cũng như tư tưởng của nhà văn. Trong ví dụ 13 và 14 dưới đây đều có những câu có hình thức của một câu hỏi nhưng có đích là để chê.

Ví dụ (13):

- Ơng cứ để n cho nó đi lừa mèo về. Khơng tìm được hãy hay. - Nhưng sao nó lại ngu thế chứ?

[16, 375]

Ví dụ (14): Ơng Chánh hội đỏ mặt tía tai, trợn mắt nhìn ông Lý và ông Phó hội, rồi đập nắm tay xuống chiếu, nghiến răng nói:

- Từ ngày lão ấy về huyện ta, chính sách hay chưa thấy đâu, nay đục đám này mai khoét đám khác, bịa ra những việc khơng có nghĩa lý gì để sách nhiễu dân, ăn cắp từ hai hào của con mẹ Ni ăn cắp đi, thì phỏng các ông thử nghĩ xem, quan gì lại quan thế?

[16, 505]

Trong hai ví dụ trên đều có những câu có hình thức nghi vấn được dùng với đích chê. Ở ví dụ 13, phát ngơn "Nhưng sao nó lại ngu thế chứ?" có hình

thức câu hỏi nhưng thực chất dùng để chê: Ông chủ chê con Đỏ ngu đã thả

mất con mèo mà ơng rất mực u q. Cịn ví dụ 14 là cuộc đối thoại giữa ông Chánh hội với các ơng Lý hội và Phó hội. Các ơng này đang rất uất ức trước những hành động sách nhiễu của quan Huyện. Câu có hình thức nghi vấn "Từ ngày lão ấy về huyện ta, chính sách hay chưa thấy đâu, nay đục đám này mai kht đám khác, bịa ra những việc khơng có nghĩa lý gì để sách nhiễu dân, ăn cắp từ hai hào của con mẹ Nuôi ăn cắp đi, thì phỏng các ơng thử nghĩ xem, quan gì lại quan thế?" được dùng để chê: Chê ông quan Huyện này không

những khơng đưa ra những chính sách hay mà còn chuyên đục khoét, sách nhiễu, ăn cắp... của dân.

Câu có hình thức nghi vấn được dùng với đích chê như trên đã bộc lộ

suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật: lo lắng, giận dữ, sẵn sàng túm đánh người ở chỉ vì một con mèo (ông chủ) và thái độ căm ghét ông quan Huyện của những người dưới quyền ông ta (ông Chánh hội, ông Lý hội,...). Đồng thời, nhà văn Nguyên Công Hoan cũng thể hiện thái độ của mình đối với những đối tượng này, đó là thái độ căm ghét, khinh bỉ những kẻ chuyên cậy quyền, cậy thế, ra sức bóc lột, áp bức, hà hiếp những người dưới quyền chúng.

e. Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích chất vấn

Câu có hình thức nghi vấn dùng với đích chất vấn cũng được sử dụng

trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, chiếm xấp xỉ 3,4% tổng số câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối gián tiếp (tương đương với 35 câu được sử dụng). Xin dẫn ra một số ví dụ về câu có hình thức nghi vấn loại này.

Ví dụ (15): Ơng Huyện chờ mãi, hỏi Lý trưởng:

- Làng mày bao nhiêu trâu, sao chúng nó chỉ bắt được có hai con về?

Lý trưởng ấp úng. Quan nhìn người lái trâu, mỉm cười, nói khẽ gì... [13, 165]

Ví dụ (16): Một hơm, ông chủ rạp Kịch Trường đến nhà anh chơi. Sau

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 70 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)