Các nhân tố thuộc ngữ cảnh

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 30 - 33)

Ngữ cảnh là một tổng thể gồm 5 nhân tố sau:

* Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp

bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngơn mà tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Các nhân vật giao tiếp có quan hệ tương tác, đóng vai người nói (người viết), vai người nghe (người đọc). Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan liên cá nhân. Quan hệ của các nhân vật giao tiếp, vị thế của họ so với nhau luôn ln chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.

Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp còn quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp được quy định bởi vị

thế xã hội và vị thế giao tiếp. Vị thế xã hội cao - thấp, vị thế giao tiếp mạnh - yếu cũng góp nhần chi phối cuộc giao tiếp.

* Hồn cảnh giao tiếp

Trong giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp là nhân tố hết sức quan trọng. Hoàn cảnh giao tiếp là yếu tố cung cấp cho ta rất nhiều những tri thức tiền giả định.

Hoàn cảnh giao tiếp là tất cả những cái còn lại trong hiện thực ngồi diễn ngơn. Nó chính là trường diễn ra các cuộc giao tiếp, là hiện thực, hiện tại để quy chiếu trong giao tiếp. Nói đến hồn cảnh giao tiếp là người ta nói đến hồn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp..

- Hoàn cảnh giao tiếp rộng: là tồn bộ những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán... của một cộng đồng ngôn ngữ, một dân tộc, quốc gia và của thế giới - trường diễn ra hoạt động giao tiếp. Nó tạo nên bối cảnh văn hố của một đơn vị ngơn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.

Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hố cũng chính là hồn cảnh sáng tác của cả tác phẩm. Nó chi phối cả nội dung và hình thức ngơn ngữ (trong đó có từ, ngữ, câu, đoạn...) của tác phẩm.

- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh. Hồn cảnh giao tiếp hẹp tạo nên những tình huống của từng câu nói.

Đối với giao tiếp ngơn ngữ, tình huống ln ln thay đổi. Từ đó, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, vị thế giao tiếp, tình cảm, cảm xúc của mỗi con người cũng tuỳ tình huống mà thay đổi. Tất cả sự thay đổi của tình huống đều chi phối nội dung và hình thức của câu nói.

Có thể nói, ngữ cảnh nói chung và hồn cảnh giao tiếp nói riêng có ảnh hưởng lớn tới việc tạo lập và tri nhận lời nói, đặc biệt là các hành vi ngơn ngữ.

Nhờ nó, ta hiểu đúng và sử dụng thành thạo và các hành vi ngôn ngữ sao cho đạt được hiệu quả cao.

* Đề tài của diễn ngôn, thế giới khả hữu và hệ quy chiếu

Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngơn của mình để trao đổi về đối tượng nào đó. Cái được nói đến chính là hiện thực, đề tài của diễn ngôn. Thuộc hiện thực - đề tài của diễn ngơn có thể là những cái tồn tại diễn tiến trong hiện thực ngoài ngơn ngữ, ngồi diễn ngơn, những cái tâm giới con người hay chính là bản thân ngôn ngữ.

Thế giới khả hữu là những dạng thức tồn tại của hiện thực, cùng với thế giới thực tại chúng ta đang sống hợp thành hiện thực ngồi diễn ngơn. Đề tài diễn ngôn là một mảng trong thế giới khả hữu được chọn làm hệ quy chiếu cho các diễn ngơn về đề tài đó. "Thế giới khả hữu không phải là một nơi chốn mà là một cách thức có thể tồn tại hay đã từng tồn tại của thế giới. Có vơ số thế giới khả hữu." (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu).

* Ngữ huống giao tiếp

Tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp. Trong cuộc giao tiếp, ngữ huống giao tiếp có thể thay đổi.

* Ngơn cảnh (cịn gọi là văn cảnh)

Ngôn cảnh được hiểu là bối cảnh ngôn ngữ đứng trước hoặc sau diễn ngôn, phát ngôn được xem xét. Ngôn cảnh là yếu tố trực tiếp giúp cho việc hiểu các phát ngôn được sâu sắc.

Như trên đã nói, ngữ cảnh có vai trị quan trọng cả với q trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói. Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh ra lời nói, câu văn, ngữ cảnh chính là mơi trường sản sinh ra lời nói, câu văn. Hơn nữa, chính ngữ cảnh để lại dấu ấn trong câu. Đây chính là mối quan hệ giữa mơi trường và sản phẩm tạo ra trong mơi trường ấy. Cịn đối với người

nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn, muốn lĩnh hội chính xác, có hiệu quả lời nói, câu văn, người nghe (người đọc) cần căn cứ vào ngữ cảnh, phải gắn từ ngữ, câu với ngữ cảnh sử dụng của nó, với từng tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân tích, tìm hiểu và lý giải thấu đáo, hiểu được cặn kẽ từng chi tiết về nội dung và hình thức. Trong giao tiếp trực tiếp, ngữ cảnh khơng ngừng biến đổi, người nói phải điều chỉnh ngơn ngữ của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Ngữ cảnh cũng có vai trị quan trọng trong việc nhận diện hành vi ngơn ngữ gián tiếp. Nó giúp ta hiểu được hàm ý của câu nói, tức ý nghĩa đích thực mà người nói, người viết muốn đạt đến.

1.2.3. Sơ lƣợc về hội thoại

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 30 - 33)