c. Phân loại tiền giả định
2.2.2. Câu có mơ hình cấu trúc đặc trưng kết hợp với dấu chấm hỏ
Các mơ hình cấu trúc đặc trưng trong câu nghi vấn thường là: có …khơng?, đã …chưa?, phải… chứ?, có…đâu?,... Kiểu câu nghi vấn có mơ hình cấu trúc đặc trưng kết hợp với dấu chấm hỏi cũng được sử dụng khá nhiều trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, với 205 lượt trong tổng số 1.410 câu có hình thức nghi vấn được sử dụng, chiếm xấp xỉ 14,5%. Ví dụ 28, 29 dẫn dưới đây đều có câu nghi vấn thuộc loại này:
Ví dụ (28): “Thằng chó con, trơng ảnh nó, tơi nhớ nó q! Nó có hỏi
ln tơi khơng? Nó có biết rằng mợ nó đi Tây khơng? Mấy hơm nay nó có
hay quấy khơng? Cậu nhớ cho nó chủng đậu đi nhé. Mẹ tôi ở nhà có buồn khơng?...”
[16, 87]
Ví dụ (29): … Sau một vài câu hỏi thăm chiếu lệ, ơng nghiêm sắc mặt nhắc đến món nợ:
- Sao? Cái số tiền đó, cậu đã có để trả tơi chưa?
- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tơi sẽ đi làm và nộp sau.
[16, 160]
Ví dụ 28 được trích trong bức thư của người vợ gửi cho chồng trong tác phẩm Thế là mợ nó đi Tây. Trong đoạn thư này, có bốn câu nghi vấn đều
được dùng đúng với đích ở lời và đều được cấu tạo từ mơ hình cấu trúc đặc trưng, kiểu: "có…khơng?" kết hợp với dấu chấm hỏi ở cuối câu, đó là “Nó có
hỏi ln tơi khơng?”; “Nó có biết rằng mợ nó đi Tây khơng?”; “Mấy hơm nay nó có hay quấy khơng?” và “Mẹ tơi ở nhà có buồn khơng?”.
Ví dụ 29 là cuộc đối thoại giữa ông chủ rạp hát Kịch Trường và anh
đào kép Tư Bền. Trong tham thoại của ơng chủ rạp hát có câu nghi vấn: “Cái
số tiền đó, cậu đã có để trả tơi chưa?”. Đây là câu nghi vấn được cấu tạo từ
mơ hình cấu trúc đặc trưng kiểu "đã…chưa?" kết hợp với dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn này được dùng để thể hiện đích ở lời nhắc nhở: Ông chủ rạp hát nhắc nhở Kép Tư Bền về món nợ để thực hiện ý đồ riêng của ơng ta.
Các mơ hình cấu trúc đặc trưng kiểu có…khơng?, đã…chưa?, phải…chứ?, có... đâu? là những khuôn nghi vấn được tạo nên do cách trình bày sự lựa chọn trong câu bị cắt xén. Người ta cũng gọi những câu nghi vấn có mơ hình cấu trúc đặc trưng kiểu này là câu nghi vấn có phụ từ nghi vấn, trong đó: có, khơng, đã, chưa, phải, chứ... là những phụ từ nghi vấn.
Như vậy, các phương tiện như: từ ngữ chun dụng, mơ hình cấu trúc đặc trưng kết hợp với dấu chấm hỏi chính là những dấu hiệu đặc thù giúp nhận diện câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. Đồng thời, các từ ngữ chuyên dụng mà cụ thể là các đại từ nghi vấn trong câu nghi vấn cũng người đọc xác định nội dung của câu có hình thức nghi vấn. Chẳng hạn, câu nghi vấn chứa đại từ "ai" bao giờ cũng hỏi về người, câu nghi vấn chứa đại từ "gì" hỏi về vật và về tính chất, câu nghi vấn chứa đại từ "bao nhiêu", "mấy" hỏi về số lượng...
Bên cạnh những phương tiện trên, ngữ điệu kết hợp với dấu chấm hỏi ở cuối câu cũng góp phần quan trọng trong việc xác định câu nghi vấn. Ngữ điệu của câu nghi vấn là một ngữ điệu cao và sắc dành cho trọng tâm hỏi trong câu. Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan có 92 câu nghi vấn dùng ngữ điệu kết hợp với dấu chấm hỏi, chiếm xấp xỉ 6,5%. Các câu nghi vấn sau đây thể hiện rõ vai trò của ngữ điệu: “Thầy đem tết tôi?”, “Mày kêu mày túng?”[16, 516]; “Có rượu lậu?” [13, 39)…