c. Phân loại tiền giả định
3.4.2. Thể hiện được mối quan hệ giữa người nói với người nghe
Khơng chỉ có tác dụng liên kết các đơn vị của văn bản, Nguyễn Công Hoan cịn sử dụng câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của mình nhằm thể hiện được mối quan hệ giữa người nói với người nghe (những nhân vật trong tác phẩm). Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thường là mối quan hệ đối lập giữa kẻ giàu
và người nghèo. Một đằng chẳng làm gì cả mà giàu có, dư giả. Một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách. Câu có hình thức nghi vấn được phát ra chủ yếu nằm trong phát ngôn của những nhân vật giàu sang và có địa vị cao hoặc vị thế trên - dưới đối với người nghe. Số ít trường hợp, câu nghi vấn nằm trong phát ngôn của những nhân vật nghèo khổ, địa vị thấp hoặc người có vị thế dưới - trên đối với người nghe. Khi gặp bất cứ câu nghi vấn nào trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan ta cũng đều dễ dàng nhân thấy mối quan hệ giữa người nói với người nghe. Qua đó cũng thấy rõ thái độ của các nhân vật tham gia giao tiếp cũng như của tác giả. Mối quan hệ giữa người nói với người nghe có thể là quan hệ thân thiết, gần gũi hoặc xa lạ, khách sáo,….Dưới đây là các ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (43): Bác San hỏi:
- Thế hai bác đặt tên cho cháu chưa?
- Rồi.
Vẫn giọng thân mật, bà Trùm mắng:
- Gớm, tên tuổi làm gì sớm thế? Cứ thằng Cu mà gọi.
[13, 20] Ví dụ (44): Rồi cau mặt, bà quay vào, hỏi:
- Mày làm gì anh đấy?
Tiếng khóc vẫn to, lấp cả câu chuyện. Bà quát:
- Muốn tốt thì dỗ anh ấy đi. Tao bảo mày không nghe phải không? Con Đỏ sợ, đành đặt anh xuống đất.
[16, 371]
Ví dụ 43 có các câu có hình thức nghi vấn “Thế hai bác đặt tên cho hai
cháu chưa?” và “Gớm, tên tuổi làm gì sớm thế?”. Người nói ở đây là bác San
và bà Trùm cịn người nghe là vợ chồng Pha. Câu nghi vấn thuộc tham thoại của bác San được dùng theo lối trực tiếp: Bác San hỏi vợ chồng Pha đã đặt tên
con chưa. Còn câu nghi vấn nằm trong tham thoại của bà Trùm được dùng theo lối gián tiếp: Bà Trùm gián tiếp khuyên vợ chồng Pha không nên đặt tên cho con sớm . Dù dùng với những đích ngơn trung khác nhau nhưng cả hai câu nghi vấn trên đều thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa người nói với người nghe, cụ thể là quan hệ giữa bác San và bà Trùm với vợ chồng Pha. Đó là mối quan hệ thân mật, gần gũi. Vì thân mật, gần gũi nên bác San và bà Trùm mới dùng những câu hỏi thể hiện sự quan tâm chân thành của mình đối với vợ chồng Pha và đứa con vừa mới sinh của họ.
Ví dụ 44 có hai câu nghi vấn đều nằm trong phát ngôn của nhân vật bà chủ, đó là: “Mày làm gì anh đấy?” và “Tao bảo mày không nghe phải không?”. Người nghe ở đây là con Đỏ con. Với hai câu nghi vấn này, người
đọc dễ dàng nhận ra mối quan hệ giữa người nói và người nghe là mối quan hệ không thân thiết, mối quan hệ giữa bà chủ và con ở. Cũng vì đó là mối quan hệ giữa bà chủ và con ở nên những câu có hình thức nghi vấn do bà chủ phát ra đều mang tính chất doạ nạt với thái độ tức giận của người nói làm cho con Đỏ con (người nghe) rất sợ sệt.
Trong bất cứ tác phẩm nào của Nguyễn Cơng Hoan câu có hình thức nghi vấn cũng thể hiện rõ mối quan hệ giữa người nói với người nghe. Người đọc dựa vào những câu nghi vấn trong từng tác phẩm để xác định được mối quan hệ này. Điều đó cũng góp phần giúp nhà văn thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.