c. Phân loại tiền giả định
3.3.2. Căn cứ vào vị trí, chức năng trong một cặp thoạ
Căn cứ vào vị trí, chức năng trong một cặp thoại, có thể chia câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thành hai kiểu nhỏ là: Câu có hình thức nghi vấn là hành vi chủ hướng và câu có hình thức nghi vấn là hành vi phụ thuộc.
3.3.2.1. Câu có hình thức nghi vấn là hành vi chủ hướng
Hành vi chủ hướng là những hành vi trụ cột quyết định hướng của tham thoại và hành vi dẫn nhập hay hồi đáp thích hợp. Nó quy định quyền lợi, trách nhiệm đối với nhân vật giao tiếp. Nó yêu cầu được thông tin, được ủng hộ, tán đồng,...và buộc người tham gia hội thoại phải thực hiện trách nhiệm như trả lời, tán đồng, đánh giá, nhận lời... Trong một tham thoại, bao giờ cũng tồn tại hành vi chủ hướng nếu không tham thoại đó sẽ khơng được hưởng ứng và mạch nguồn đối thoại sẽ bị phá vỡ.
Xét trong một tham thoại, câu có hình thức nghi vấn có thể đóng vai trị là hành vi chủ hướng. Theo thống kê của chúng tôi, kiểu câu có hình thức nghi vấn loại này trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan chiếm số lượng khá lớn, với 1.293 lượt sử dụng, chiếm xấp xỉ 91,7%. Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (37): Một bà trạc độ ngót ba mươi tuổi, mình mặc xa tanh nâu, đầu quàng khăn bịt trắng, bỏ giọt xuống tận bụng, đứng ở đầu hè:
- Anh có đi giờ khơng? - Bà đi mấy giờ?
- Một giờ.
- Xin bà sáu hào.
- Sao anh lấy đắt thế? Hai hào!
Ví dụ trên là cuộc hội thoại giữa anh phu xe và người đàn bà đang định đi xe của anh. Anh phu xe địi tiền cơng kéo xe là sáu hào một giờ nhưng người đàn bà cho là đắt. Bà ta hỏi: "Sao anh lấy đắt thế?" để gián tiếp phủ định, từ chối hành vi báo giá của anh phu xe: "Xin bà sáu hào". Câu nghi vấn này đóng vai trị là một hành vi chủ hướng trong tham thoại. Nó buộc anh phu xe phải đồng ý kéo bà ta với giá mặc cả là hai hào một giờ. Ở đây câu có hình thức nghi vấn đóng vai trị là hành vi chủ hướng đã quyết định hướng của tham thoại hối đáp.
3.3.2.2. Câu có hình thức nghi vấn là hành vi phụ thuộc
Hành vi phụ thuộc là hành vi thêm vào hành vi chủ hướng. Nó có thể là hành vi được dùng để láy lại, củng cố, bổ sung, giải thích... Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn đóng vai trị là hành vi phụ thuộc chiếm tỉ lệ 8,3%, tương ứng với 117 lượt câu được sử dụng.
Ví dụ (38): Pha ngạc nhiên, hỏi: - Sao lắm thế, hở ông?
- Phải rồi, điền mỗi mẫu ba đồng bảy hào hai, đinh mỗi suất ba đồng ba hào ba. Nhà anh ba suất.
Pha càng ngạc nhiên:
- Kìa, cháu có tám sào thơi mà?
- Thế thì mười ba đồng rưỡi.
- Nhưng suất sưu của các bác cháu, ông để các bác cháu đóng chứ?
- Khơng biết, đó là lệnh quan.
[13, 157]
Ví dụ này có ba câu nghi vấn đều thuộc phát ngôn của nhân vật Pha. Trong đó phát ngơn thứ nhất "Sao lắm thế, hở ơng?" là câu hỏi đóng vai trị là hành vi chủ hướng nhằm hướng tới đích ở lời phủ nhận thơng báo về số tiền nộp thuế. Hai phát ngơn sau:"Kìa, cháu có tám sào thơi mà?" và "Những suất
sưu của các bác cháu, ơng để các bác cháu đóng chứ?" là những câu nghi vấn đóng vai trị là hành vi phụ thuộc vì nó được dùng để láy lại, bổ sung cho hành vi chủ hướng. Những câu nghi vấn này cũng gián tiếp bác bỏ thông báo của người thu thuế về số tiền thuế mà Pha phải nộp.