Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu phức

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 43 - 46)

c. Phân loại tiền giả định

2.1.2. Câu có hình thức nghi vấn có cấu tạo là câu phức

Câu phức là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên nhưng trong đó chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt. Trong tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, câu có hình thức nghi vấn cũng được cấu tạo bởi câu phức nhưng loại câu này chiếm số lượng không lớn, chỉ với 156 lượt sử dụng, chiếm xấp xỉ 11,1%

tổng số 1.410 câu có hình thức nghi vấn được sử dụng. Xin dẫn ra đây một vài ví dụ về kiểu câu này:

Ví dụ (6): ...Quyền phép trong tay người ta, người ta ưa mình thì người ta che chở mình, mà người ta ghét mình thì người ta cứ thẳng tay. Con chẳng

thấy bao nhiêu người chịu tốn kém để kiếm chỗ đi lại mà không được đấy à?

Bị Nghị Lại nhồi sọ, Pha đứng lặng và ngi giận. [13, 101]

Ví dụ (7):

Bà Nghị hơi nghi mắng:

- Không thể thế được. Mà Pha! Sao ban nãy tao thấy mày đi vơ vẩn hết buồng nọ tới buông kia? Trong lúc này, một mất mười ngờ, chi bằng hãy

khám một lượt đã.

[13, 200]

Trong cả hai ví dụ trên đều có câu có hình thức nghi vấn được cấu tạo từ câu phức. Ở ví dụ 6 có câu "Con chẳng thấy bao nhiêu người chịu tốn kém

để kiếm chỗ đi lại mà không được đấy à?" nằm trong phát ngôn của nhân vật

Nghị Lại. Nghe lời xúi giục của Nghị Lại, Pha tìm đến quan Huyện để kiện vợ chồng Trương Thi. Nhưng chẳng những không mang lại kết quả gì mà vợ chồng Pha còn tiền mất tật mang. Pha vô cùng căm giận, liền đến nhà Nghị Lại, nói thẳng với ơng ta cho hả giận. Câu có hình thức nghi vấn là có cấu tạo là câu phức trên chính là lời ngọt nhạt của Nghị Lại đã khiến Pha nguôi giận. Câu này có hai cụm chủ - vị, trong đó cụm chủ - vị "bao nhiêu người chịu tốn kém để kiếm chỗ đi lại mà không được đấy à" đóng vai trị là thành phần bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ "thấy".

Ví dụ 7 có câu “Sao ban nãy tao thấy tao thấy mày đi vơ vẩn hết buồng

nọ tới buồng kia?" nằm trong phát ngôn của bà Nghị. Trong lúc Pha đang sốt

bà Phán - một người khách đang đánh xóc đĩa tại nhà ông Nghị kêu mất chiếc nhẫn kim cương. Câu nghi vấn này được dùng với ý nghi ngờ Pha là người lấy cắp chiếc nhẫn. Nó được cấu tạo từ câu phức. Trong đó, bổ ngữ “mày đi vơ vẩn hết buồng nọ buồng kia” là một cụm chủ - vị bổ sung ý nghĩa cho động từ "thấy".

Trong tiếng Việt, câu phức được chia ra làm các tiểu loại nhỏ như: Câu phức có thành phần chính là một cụm chủ - vị, câu phức có thành phần phụ là một cụm chủ - vị. Ngữ pháp học truyền thống quan niệm, thành phần chính của câu (cịn gọi là thành phần nòng cốt câu) là những thành phần chủ ngữ, vị ngữ còn thành phần phụ của câu bao gồm trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ, đề ngữ… Theo thống kê của chúng tơi, hầu hết câu có hình thức nghi vấn là câu phức trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đều thuộc loại câu phức có thành phần phụ là một cụm chủ - vị. Xin dẫn ra thêm một vài ví dụ:

Ví dụ (8): Nghĩa cười, khơng đáp. Sinh tiếp:

- Rồi đến khi nó bắt anh há mồm, sao anh khơng nhận là có ăn, lại cứ há ra? Tôi thấy ê chệ quá!

[16, 390]

Ví dụ (9): ...Thoạt thấy tôi, thầy hầm hầm nét mặt, vừa giơ đồng hồ, vừa gắt:

- Chú khơng được việc gì cả! Chim gái thì thạo lắm! Chú ngủ ở trong rừng hay sao? Hơn một tiếng đồng hồ mới kiếm được dây. Thơi, con mẹ nó trốn mất rồi!... Chú không nhớ rằng tôi đã bảo con mẹ ấy tai quái, khoẻ mạnh

à? Chú để một mình tơi canh nó, nên nó trốn thốt!...

[16, 48]

Trong cả hai ví dụ trên đều có câu có hình thức nghi vấn là câu phức. Lời thoại của nhân vật Sinh trong truyện ngắn Tôi cũng không hiểu tại làm sao ở ví dụ 8 có câu nghi vấn “Rồi đến khi nó bắt anh há mồm, sao anh

không nhận là có ăn, lại cứ há ra?”. Đây là một câu phức với cụm chủ - vị

nòng cốt là “anh không nhận là có ăn, lại cứ há ra”. Ngoài ra, trong thành phần trạng ngữ cịn có một cụm chủ - vị là “nó bắt anh há mồm”. Cụm chủ - vị này đóng vai trị là thành phần định ngữ của danh từ “khi”. Cịn ở ví dụ 9, phát ngơn của thầy quản có câu nghi vấn: "Chú không nhớ rằng tôi đã bảo con mẹ ấy tai quái, khoẻ mạnh à?". Câu này là câu phức. Trong đó, chủ ngữ,

vị ngữ nòng cốt bao hàm những cụm chủ - vị còn lại với chủ ngữ là "chú", vị ngữ là "không nhớ rắng tôi đã bảo con mẹ ấy tai quái, khoẻ mạnh à". Trong vị ngữ lại có cụm chủ - vị đóng vai trị là thành phần bổ ngữ "tơi đã bảo con mẹ ấy tai quái, khoẻ mạnh". Trong cụm chủ - vị làm bổ ngữ này lại có một cụm chủ - vị nữa là "con mẹ ấy tai quái, khoẻ mạnh" làm bổ ngữ cho động từ “bảo”. Nếu như câu nghi vấn ở ví dụ 8 dùng với đích trách móc (Sinh trách Nghĩa sao khơng nhận là có ăn bánh mà lại há mồm cho ơng sếp kiểm tra) thì câu nghi vấn ở ví dụ 9 lại được dùng với đích đe doạ (thầy quản đe doạ người lính cơ sẽ phải lập - ging).

Một phần của tài liệu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)