* Biểu thức ngữ vi tường minh là những biểu thức ngữ vi có chứa động
từ ngữ vi. Chẳng hạn như các phát ngôn sau là những biểu thức ngữ vi tường minh:
- Tôi hứa ngày mai tôi sẽ đến nhà anh chơi. (hứa là động từ ngữ vi) - Tôi khuyên anh nên bỏ thuốc lá đi. (khuyên là động từ ngữ vi) - Tôi đề nghị ông ngồi xuống. (đề nghị là động từ ngữ vi)
* Biểu thức ngữ vi nguyên cấp (còn gọi là biểu thức ngữ vi hàm ẩn) là
những biểu thức ngữ vi không chứa các động từ ngữ vi. Các phát ngôn ngữ vi dưới đây thuộc biểu thức ngữ vi nguyên cấp:
- Ngày mai tôi sẽ đến nhà anh chơi. - Anh nên bỏ thuốc lá đi.
- Ông ngồi xuống…
Trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ, phổ biến và thường xuyên được dùng là các phát ngôn thuộc biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Trong tiếng Việt, có những hành vi ở lời luôn được thực hiện bởi các biểu thức ngữ vi tường minh hoặc luôn được thực hiện bởi các phát ngôn ngữ vi nguyên cấp. Có những hành vi ngơn ngữ vừa được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi tường minh vừa được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Cụ thể, những hành vi ở lời được thực hiện bởi các biểu thức ngữ vi như sau:
- Những hành vi ở lời nhất thiết phải thực hiện bằng biểu thức ngữ vi tường minh, như: tuyên (án), xin lỗi, cảm ơn, đánh cược, cam đoan…
- Những hành vi chỉ được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp, đó là các hành vi: rủ, khoe, chửi…
- Những hành vi vừa có thể được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp, vừa có thể, khi cần thiết lại thực hiện bằng biểu thức ngữ vi tường minh, đó là các hành vi: hứa, hẹn, công bố…
1.2.2. Sơ lƣợc về ngữ cảnh
Trong giao tiếp, ngữ cảnh (cịn được gọi là văn cảnh) có vai trị hết sức quan trọng. Với tư cách là một nhân tố của hoạt động giao tiếp, ngữ cảnh chi phối rất lớn tới việc tạo lập và tri nhận lời nói nói chung và việc sử dụng cũng như tìm hiểu các hành vi ngơn ngữ nói riêng.